Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ

Cập nhật: 11/11/2020

1.

Thao tác nào dưới đây không thuộc kĩ thuật chuyển gen?

A:

Tách các gen ra khỏi tế bào cho và tách AND plasmit từ vi khuẩn

B:

Gây đột biến gen đã được cắt hay được tổng hợp gen mới

C:

Tạo phân tử ADN tái tổ hợp

D:

Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận

Đáp án: B

Các thao tác thuộc kĩ thuật di truyền là :

-  Tách các gen ra khỏi tế bào cho và tách AND plasmit từ vi khuẩn.

-  Tạo phân tử ADN tái tổ hợp

-  Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận

=> Thao tác không thuộc kĩ thuật di truyền là gây đột biến  gen đã được cắt hay tổng hợp gen mới

Đáp án đúng B

2.

Cho gà trống chân ngắn, lông vàng lai với gà mái chân ngắn, lông đốm thu được F1 có số lượng sau: 
Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm; 30 con chân dài, lông đốm. 
Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng; 29 con chân dài, lông vàng. 
Biết một gen quy định một tính trạng, alen A quy định chân ngắn, a quy định chân dài, lông đốm do alen B quy định, lông vàng được quy định bởi alen b. Kiểu gen của phép lai có kết quả trên là:

A:

♂AaXBY ×× ♀AaXbXb

B:

♂AaXbY ×× ♀AaXBX

C:

♀AaXBY ×× ♂AaXbXb

D:

♀AaXbY ×× ♂AaXBX

Đáp án: C

Xét tính trạng chiều cao chân: 
Ta thấy tỉ lệ phân li kiểu hình  
P: trống chân ngắn ×× mái chân ngắn 
F1: trống 2 ngắn : 1 dài 
 Mái: 2 ngắn : 1 dài 
⇒ Tính trạng màu lông nằm trên NST thường, chân ngắn sinh cón chân dài ⇒ chân ngắn dị hợp  
Do 1 gen qui định 1 tính trạng 
P: Aa ×× Aa 
F1: 2 A- : 1 aa 
⇒ Kiểu gen AA gây chết 
Xét tính trạng màu lông :  
P: trống lông vàng ×× mái lông đốm 
F1: trống: 100% đốm 
      Mái: 100% vàng 
⇒ Gen qui định tính trạng màu lông nằm trên NST X 
⇒ F1: XbY : XBX
⇒ P có kiểu gen XBY ×× XbX
Vậy ♀AaXBY ×× ♂AaXbX

3.

Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. P có kiểu gen AaBb  x  AABb. Tỉ lệ kiểu hình ở F1:

A:

3 cây cao đỏ:2 cây cao trắng: 6 cây cao đỏ:1 cây cao trắng.

B:

6 cây cao đỏ:1 cây cao trắng: 3 cây cao đỏ:2 cây cao.

C:

6 cây cao đỏ: 2 cây cao trắng: 3 cây cao đỏ:1 cây cao trắng.

D:

6 cây cao đỏ:3 cây cao trắng: 2 cây cao đỏ:1 cây cao trắng.

Đáp án: C

4.

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?

A:

Độ đa dạng về loài

B:

Mật độ cá thể

C:

Tỉ lệ giới tính

D:

Tỉ lệ các nhóm tuổi

Đáp án: A

5.

Ribôxôm dịch chuyển trên mARN như thế nào?

A:

Dịch chuyển đi một bộ một trên mARN.

B:

Dịch chuyển đi một bộ bốn trên mARN.

C:

Dịch chuyển đi một bộ hai trên mARN.

D:

Dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN.

Đáp án: D

6.

Khi cho giao phấn 2 thứ bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau, F1 đều quả dẹt, F2 thu được 63 quả dẹt: 41 quả tròn:7 quả dài . Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu:

A:

át chế hoặc cộng gộp.

B:

át chế.

C:

bổ trợ.

D:

cộng gộp.

Đáp án: C

7.

Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là :

A:

số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.

B:

mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.

C:

các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.           

D:

các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.

Đáp án: B

8.

Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền hai tính trạng ở người. Alen A quy định mũi cong trội hoàn toàn so với alen a quy định mũi thẳng (gen nằm trên NST thường); alen B quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b quy định máu khó đông (gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X).

 

Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả các thành viên trong gia đình. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Con gái của cặp vợ chồng (A) và (B) không bao giờ bị máu khó đông.

II. Con gái của cặp vợ chồng (D); (E) có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông.

III. Xác suất để cặp vợ chồng (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là 1/12

IV. Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp.

A:

3

B:

1

C:

2

D:

4

Đáp án: D

9.

Khi nói về quần thể tự phối, khẳng định nào dưới đây KHÔNG chính xác?

A:

Quần thể phân hóa thành các dòng thuần khác nhau.

B:

Trong tự nhiên vẫn tồn tại quần thể tự phối hoặc giao phối cận huyết.

C:

Quần thể biểu hiện tính đa hình hơn quần thể ngẫu phối.

D:

Tần số thể dị hợp ở mức thấp hơn so với thể đồng hợp nếu tự phối thời gian dài.

Đáp án: C

Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen phân hóa thành các dòng thuần khác nhau.

=> không đa hình như quần thể ngẫu phối

10.

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?

1.F2 có 9 loại kiểu gen

2.F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn

3.Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%

4. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

A:

1

B:

4

C:

3

D:

2

Đáp án: D

- Theo đề bài: A hoa đỏ, a hoa vàng; B quả tròn, b bầu dục

- KG F1 là Aa,Bb. Do A-bb = 0,09  \(\neq\)  0,625. Các tính trạng di truyền theo quy luật di truyền liên kết gen

- Ta có: A-bb = 0,25 – aabb = 0,09 => aabb = 0,16 = 0,4ab x 0,4ab (a liên kết hoàn toàn với b)

- Phép lai F1 : \(AB \over ab\) x \(AB \over ab\) , f = 20%

- Nhận xét về phép lai trên (kết quả F2) :

+ Số loại KG: 3 x 3 + 1 = 10 kiểu                                            (1)

+ Có 5 loại KG thoả A-B- gồm :                                              

                                                   (2)

- Số cá thể có KG giống F1 : \(AB \over ab\) = 2(0,4AB x 0,4ab) = 0.32.      (3)

+ f = 20%.                                                                                (4)

+ Theo đó chỉ (2) và (4) thoả đề

=> Đáp án D

 

11.

Trong các loại đột biến sau đây, loại đột biến nào không di truyền qua sinh sản hữu tính ?

A:

Đột biến xôma.

B:

Đột biến giao tử.

C:

Đột biến hợp tử.

D:

Đột biến tiền phôi.

Đáp án: A

Đột biến xoma là đột biến xảy ra trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng, không di truyền qua sinh sản hữu tính. Đột biến xoma nếu là đột biến trội sẽ nhân lên ở một mô, biểu hiện thành thể khảm. Đột biến giao tử: đột biến trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, đột biến này sẽ qua thụ tinh và truyền cho thế hệ sau. Đột biến hợp tử: đột biến xảy ra ở hợp tử. Đột biến tiền phôi: đột biến xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn 2 - 8 tế bào. Đột biến này sẽ truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

12.

Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung

A:

Bằng chứng tế bào học về bộ NST

B:

Bằng chứng về hiện tượng lại giống

C:

Bằng chứng phôi sinh học

D:

Tính phổ biến của mã di truyền

Đáp án: D

13.

Ưu thế lai là hiện tượng con lai:

A:

có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.

B:

xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ.

C:

xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

D:

được tạo ra do chọn lọc cá thể.

Đáp án: A

14.

Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1: 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa           F2: 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa
F3: 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa           F4: 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

A:

Giao phối không ngẫu nhiên.

B:

Các yếu tố ngẫu nhiên.

C:

Đột biến gen.

D:

Giao phối ngẫu nhiên.

Đáp án: A

Đáp án A.
Cách giải:
Tần số alen ở F1: A=0,4; ở F4:0,4 → Tần số alen không thay đổi
Tỷ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng → chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên

15.

Đóng góp quan trọng của học thuyết La mác là:

A:

khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật.

B:

chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp.

C:

đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.

D:

đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.

Đáp án: B

Nguồn: /