Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Lê Lợi - Hà Đông

Cập nhật: 12/11/2020

1.

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây?

A:

Kỉ Krêta (Phấn trắng)

B:

Kỉ Đệ tứ

C:

Kỉ Đệ tam

D:

Kỉ Carbon (Than đá)

Đáp án: D

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở Kỉ Carbon (Than đá).

2.

Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

I. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.

II. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.

III. Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.

IV. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ phục vụ cho phát triển kinh tế.

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: C

3.

Nhận xét nào sau đây nào sau đây là không thoả đáng khi đề cập đến các đột biến tự nhiên?

A:

Phần lớn các đột biến gen tự nhiên là lặn và có hại cho cơ thể.

B:

Đột biến tự nhiên là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá.

C:

Giá trị thích nghi của thể đột biến vẫn giữ nguyên khi môi trường thay đổi.

D:

Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen

Đáp án: C

A. Đúng. Đột biến gen làm mất cân bằng gen nên thường là lặn và gây hại cho cơ thể.
B. ĐÚng. Đột biến gen tạo ra các alen mới nên là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
C. Sai. Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường, khi môi trường thay đổi thì giá trị thích nghi của đột biến cũng sẽ thay đổi. VD: Khi đột biến bướm có màu đen là có hại ở rừng bạch dương (thân cây màu trắng, bướm đen sẽ dễ bị các loài chim tiêu diệt), nhưng khi rừng cây bị ô nhiễm → thân cây chuyển thành màu đen (môi trường thay đổi) thì đột biến màu đen lại là có lợi cho thể đột biến D. Đúng

4.

Đột biến gen trội xảy ra trong qúa trình giảm phân sẽ biểu hiện:

A:

ngay trong giao tử của cơ thể.

B:

ở một phần cơ thể tạo thể khảm.

C:

ngay trong hợp tử được tạo ra.

D:

ở kiểu hình cơ thể mang đột biến.

Đáp án: D

5.

Nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở một loài thực vật, trong đó các tính trạng đều được chi phối bởi các cặp alen trội lặn hoàn toàn. Tiến hành phép lai Ab//aB Ddee x AB//aB DdEe sẽ tạo ra số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là:

A:

48 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình

B:

36 loại kiểu gen và 12 loại kiểu hình

C:

64 loại kiểu gen và 12 loại kiểu hình

D:

42 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình

Đáp án: D

6.

Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng thứ 3 so với bạc dinh dưỡng thứ 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106  calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104  calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

A:

0,57%

B:

0,0052%

C:

45,5%

D:

0,92%

Đáp án: D

7.

Hệ số di truyền cao thì :

A:

tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh.

B:

hiệu quả chọn lọc càng nhỏ.

C:

cần áp dụng phương pháp chọn lọc cá thể.

D:

có thể áp dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt.

Đáp án: D

8.

Một gen bình thường chứa 1068 liên kết hyđrô và 186 Guanin. Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hyđrô nhưng không thay đổi chiều dài. Kết luận nào sau đây sai?

A:

Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.

B:

Sau đột biến gen có A = T = 254; G = X = 187

C:

Chiều dài của gen trước khi đột biến là: 149,94 nm.

D:

Sau đột biến nếu gen nhân đôi 2 lần thì môi trường cung cấp: A = T = 765; G = X = 558.

Đáp án: D

ta có G=X=186--> A=T=255---> L=(A+T).3.4=1499,4 A0. Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hyđrô nhưng không thay đổi chiều dài nên gen đột biến bị thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. --> Gen sau đột biến có: A=T=254, G=X=187 --> Mtr cung cấp sau 2 lần nhân đôi: A=T= 254.3= 762 G=X= 187.3= 561.

9.

Trong các chuỗi các phản ứng sau, chuỗi nào có năng lượng hoạt hóa thấp nhất?

A:

A + B -> H + F

B:

A + B -> C + D ->H + F

C:

A + B -> E + G -> H + F

D:

A + B -> C + D ->E + G -> H + F

Đáp án: D

Chuỗi phản ứng càng có nhiều phản ứng trung gian thì năng lượng hoạt hóa càng thấp.

10.

Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất quy định trong đó hoa vàng là trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1.Cho F1 tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu hình đời F2 là

A:

75% cây hoa vàng: 25% cây hoa xanh 

B:

75% cây hoa xanh: 25% cây hoa vàng

C:

100% hoa xanh

D:

100% hoa vàng

Đáp án: C

Màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định, di truyền theo dòng mẹ, cây mẹ có hoa màu xanh nên F1 có hoa xanh, F1 tự thụ phấn, tạo ra F2 cũng có 100% hoa xanh

11.

Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ:

A:

trung gian.

B:

trước.

C:

giữa.

D:

sau.

Đáp án: C

12.

Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được Fgồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.

A:

4

B:

1

C:

2

D:

3

Đáp án: D

13.

Cơ thể có kiểu gen Ab/aB với tần số hoán vị gen là 10%. Theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử AB là:

A:

45%.

B:

10%.

C:

40%.

D:

5%.

Đáp án: D

Đáp án D

Cơ thể có kiểu gen Ab/aB giảm phân tạo giao tử cho giao tử AB = ab = 5%, giao tử Ab = aB = 45% → Đáp án D

14.

Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến:

A:

Gen.

B:

Xô ma.

C:

tiền phôi.

D:

giao tử.

Đáp án: B

15.

Thực chất của tương tác gen là:

A:

Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng

B:

Các gen tác động qua lại với môi trường trong sự hình thành một kiểu hình.

C:

Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen.

D:

Sản phẩm của gen này tác động lên sự biểu hiện của một gen khác trong một kiểu gen.

Đáp án: A

Thực chất của tương tác gen là: Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng.

Nguồn: /