Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Tiến Thịnh

Cập nhật: 09/11/2020

1.

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thể?

A:

Chọn lọc tự nhiên

B:

Các yếu tố ngẫu nhiên

C:

Đột biến

D:

Giao phối không ngẫu nhiên

Đáp án: C

2.

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.

B:

Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.

C:

Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể.

D:

Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Đáp án: D

Đáp án đúng D

3.

Nội dung nào sau đây đúng khi nói về các nhân tố tiến hóa?

A:

Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen.

B:

Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen.

C:

Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.

D:

Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi đều làm thay đổi thành phần kiểu gen.

Đáp án: D

Đáp án D

4.

Thông thường, ta có thể phân biệt nhanh hai cá thể khác loài nhờ sử dụng tiêu chuẩn:

A:

Di truyền

B:

Hình thái

C:

Sinh lý

D:

Địa lý – sinh thái

Đáp án: B

5.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tính hướng sáng dương của ngọn cây khi trồng trong điều kiện nguồn sáng lệch về một phía là:

A:

Ánh sáng tác động lên tế bào làm tế bào mất nước, giảm sức trương và dẫn đến cây cong về phía ánh sáng.

B:

Ánh sáng chiếu về một phía, tốc độ quang hợp ở phía có ánh sáng cao hơn nên cây cong về phía đó.

C:

Sự sinh trưởng không đều của các tế bào tại phía được chiều sáng và phía không được chiếu sáng ở phần ngọn cây do sự phân bố hormone auxin khác nhau.

D:

Ánh sáng tạo ra sự khác biệt về mặt nhiệt độ giữa 2 phía của thân khi chiếu sáng khiến cho tốc độ các phản ứng sinh hóa khác nhau và gây ra sự uấn cong.

Đáp án: C

6.

Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A:

5’AGG3’.

B:

5’AXX3’.

C:

5’AGX3’.

D:

5’UGA3’.

Đáp án: D

7.

Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên KHÔNG chính xác?

A:

Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.

B:

Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi locus biến đổi theo một hướng xác định.

C:

Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng locus riêng rẽ mà tác động lên toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động lên từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động lên cả quần thể.

D:

Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể.

Đáp án: D

8.

Bệnh rối loạn chuyển hóa phenylalanin hay còn gọi là phenylketo niệu xảy ra ở người do nguyên nhân:

A:

Đột mất đoạn NST

B:

Đột biến gen thành alen lặn

C:

Đột biến gen thành alen trội

D:

Đột biến gen làm tăng mức độ biểu hiện của enzyme.

Đáp án: B

9.

Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?

A:

Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.

B:

Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.

C:

Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

D:

Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.

Đáp án: A

10.

Đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở đảo đại dương là gì?

A:

Có toàn các loài du nhập từ các nơi khác đến

B:

Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất

C:

Có toàn những loài đặt hữu

D:

Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo lục địa

Đáp án: D

11.

Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể là:

A:

sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

B:

một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.

C:

một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen.

D:

sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Đáp án: B

12.

Hệ sinh thái nào sau đây thường có độ đa dạng loài cao nhất?

A:

Rừng rụng lá ôn đới

B:

Rừng mưa nhiệt đới

C:

Rừng lá kim phương Bắc

D:

Đồng rêu hàn đới

Đáp án: B

13.

Thành phần nào dưới đây KHÔNG có trong cấu trúc của một gen điển hình ở tế bào nhân sơ?

A:

Vùng điều hòa

B:

Trình tự vận hành

C:

Gen khởi động

D:

Trình tự mã hóa

Đáp án: C

14.

Phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác khi nói về cảm ứng ở động vật đa bào?

A:

Các động vật có hệ thần kinh dạng ống có sự tiến hóa của não bộ thành 5 phần bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, não giữa, hành não và tiểu não..

B:

Mức độ phát triển của hệ thần kinh càng cao, số lượng các phản xạ có điều kiện và khả năng học tập của động vật càng nhiều.

C:

Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ, hầu hết phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện.

D:

Các loài động vật thuộc lớp côn trùng đều có não bộ.

Đáp án: A

15.

Phân tử nào sau đây mang bộ ba đổi mã (anticôdon)?

A:

tARN

B:

rARN

C:

mARN

D:

ADN

Đáp án: A

Nguồn: /