Danh sách bài viết

Trái Đất nặng bao nhiêu kg và làm cách nào để cân được nó?

Cập nhật: 02/04/2024

Trái đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời, hình thành cách đây 4,6 tỷ năm và là hành tinh duy nhất có sự sống. Nhưng làm thế nào để đo đạc kích thước của Trái đất?

Hành tinh của chúng ta chứa mọi thứ từ những khối đá đến các loại khoáng sản và hàng triệu loài sinh vật, được bao phủ bởi vô số cấu trúc do tự nhiên và con người tạo ra.

Vậy thì tất cả những thứ đó nặng bao nhiêu? Trên thực tế, không có một câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Giống như trọng lượng của con người trên Mặt trăng nhẹ hơn so với trên Trái đất, hành tinh của chúng ta không chỉ có một trọng lượng. Trọng lượng của Trái đất phụ thuộc vào lực hấp dẫn tác động lên nó, tức là nó có thể nặng hàng nghìn tỷ kg hoặc không nặng chút nào.

Hiện nay, có hai phương pháp chính để tính khối lượng của Trái đất. Cách đơn giản nhất là đo trọng lượng của một đối tượng trên bề mặt Trái đất rồi suy ra khối lượng bằng công thức nổi tiếng của Isaac Newton năm 1687 về định luật vạn vật hấp dẫn, kết nối khoảng cách và khối lượng của hai đối tượng với lực hấp dẫn mà chúng tạo ra.

. (1643 - 1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật lỗi lạc người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng còn lớn hơn cả Einstein.

Bằng phương pháp của Newton, cho thấy khối lượng của Trái đất là khoảng 6,102 x 10^24kg.
Bằng phương pháp của Newton, cho thấy khối lượng của Trái đất là khoảng 6,102 x 10^24kg.

Trong cuốn luận thuyết Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, ông đã mô tả về luật vạn vật hấp dẫn và đưa ra 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo.

Bằng phương pháp của Newton, cho thấy khối lượng của Trái đất là khoảng 6,102 x 10^24kg. Tuy nhiên, phép đo này chỉ là gần đúng, do vì Trái đất không hoàn toàn hình cầu nên bán kính không đồng nhất. Vì vậy, con số khối lượng này hiện chỉ được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu.

Phương pháp thứ hai phức tạp hơn, dựa trên định luật thứ ba của Kepler từ thế kỷ XVII. (1571 - 1630), là một nhà toán học, thiên văn học và chiêm tinh học người Đức. Là một trong những đại diện của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17, Kepler được biết đến nhiều nhất bởi các định luật về chuyển động thiên thể mang tên ông. Phương pháp này kết nối các thông số quỹ đạo của vệ tinh (thời gian di chuyển và hình dạng của quỹ đạo) với khối lượng của đối tượng mà nó quay quanh.

Để thực hiện điều này, năm 1976, NASA đã đưa lên quỹ đạo vệ tinh Lageos-1, là một quả cầu lớn bằng hợp kim đồng - kẽm được bao phủ với những mặt lõm phản xạ có đường kính 60 cm. Thời gian trễ giữa đường truyền và phản xạ của tia laser được ghi nhận nhằm suy ra khoảng cách của vệ tinh với Trái đất gần như chính xác tuyệt đối giúp thiết lập được giá trị của khối lượng Trái đất chính xác 5,972 x 10^24 kg.

Con số này tương đương 13 triệu tỷ Kim tự tháp Khafre của Ai Cập, nặng khoảng 4,8 tỷ kg. Khối lượng Trái đất dao động nhẹ do sự gia tăng của bụi vũ trụ và khí thoát khỏi bầu khí quyển của chúng ta nhưng những thay đổi nhỏ này sẽ không ảnh hưởng tới Trái đất trong hàng tỷ năm.

Theo cách tính của Kepler, khối lượng Trái đất chính xác 5,972 x 10^24kg.
Theo cách tính của Kepler, khối lượng Trái đất chính xác 5,972 x 10^24kg.

Tuy nhiên, đối với khoa học, vẫn luôn cần tới những con số chính xác tuyệt đối, do vậy hiện nay các phương pháp đo lường mới vẫn đang được nghiên cứu. Vì nếu có được con số chính xác vể khối lượng của Trái đất là điều rất quan trọng, nhờ đó có thể hiểu được cấu trúc bên trong của Trái đất, sự tương tác giữa các hành tinh với nhau hoặc dự đoán được quỹ đạo các vệ tinh.


    Nguồn: /

    10 phát minh khoa học - công nghệ ấn tượng

    Các ngành công nghệ

    Thế giới khoa học - công nghệ tuần qua tràn đầy sắc màu lấp lánh, từ chuột phát quang, hệ thống mạng không dây vô hình đến sô cô la hình chiếu.

    Robot hình cầu lưỡng cư hỗ trợ cảnh sát Trung Quốc tuần tra

    Các ngành công nghệ

    Trang bị súng lưới, bình xịt hơi cay, bom khói và bộ phát sóng âm, robot RT-G có thể xử lý các mối đe dọa ở khoảng cách gần.

    Trung Quốc phát triển radar laser có thể "mò kim dưới biển"

    Các ngành công nghệ

    Hệ thống lidar (radar laser) của Đại học Hạ Môn có thể hoạt động ở độ sâu một kilomet và phát hiện dầu tràn từ khoảng cách 12 m.

    Đội quân robot hình người làm việc trong nhà máy Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Công ty khởi nghiệp robot MagicLab giới thiệu đội robot hình người ở một nhà máy để tập huấn những công việc đa dạng.

    Động cơ kích nổ mới giúp định hình tương lai ngành hàng không siêu thanh

    Các ngành công nghệ

    Tại Trung Quốc, tiến bộ công nghệ diễn ra với tốc độ chóng mặt, bất kể lĩnh vực nào và mới đây họ đã trình bày một động cơ phản lực mới hiệu suất cao.

    Elon Musk khoe khả năng leo đồi của robot hình người

    Các ngành công nghệ

    Trong video mới nhất, Elon Musk và công ty Tesla phô diễn kỹ năng đi trên địa hình gồ ghề mà không bị té ngã của robot hình người Optimus.

    Gián cyborg khổng lồ có thể gia nhập “đội tìm kiếm và cứu hộ” trong tương lai

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu tại Australia gắn "balô" vào bọ cánh cứng và gián để điều khiển chuyển động của chúng, hy vọng những động vật lai máy móc này có thể trở thành "nhân viên" cứu hộ trong tương lai.

    Robot Nhật Bản hình người lập kỷ lục ném bóng rổ xa nhất

    Các ngành công nghệ

    Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness hôm 4/12 công bố thước phim robot hình người CUE6 của Toyota thực hiện cú ném bóng rổ từ khoảng cách 24,55 m.

    Đại học ở Trung Quốc phát triển thành công vật liệu tàng hình giống tắc kè hoa

    Các ngành công nghệ

    Vật liệu tàng hình do nhóm nghiên cứu ở Đại học Khoa học và Công nghệ điện Trung Quốc phát triển sử dụng thay đổi phân tử để hòa lẫn hoàn hảo vào môi trường.

    Death Clock – Ứng dụng AI có thể dự đoán tuổi thọ của con người

    Các ngành công nghệ

    Death Clock – ứng dụng sáng tạo sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) – có khả năng dự đoán chính xác tuổi thọ của một người dựa trên một số yếu tố như chế độ ăn uống.