Danh sách bài viết

Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

Cập nhật: 27/12/2017

Thần chú OM MANI PADME HUNG đôi lúc được giải thích với những ý nghĩa cầu kỳ và thần bí. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, đây đơn giản chỉ là tên của Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) được đặt giữa hai âm thanh truyền thống và thiêng liêng, OM và HUNG.

Các thần chú là biểu hiện của âm thanh bắt nguồn từ cái rỗng không. Nó là âm thanh xác thực của khoảng trống không.

Bắt nguồn từ khái niệm về chân lý tuyệt đối và trạng thái rỗng không, câu chú không hiện hữu. Không có âm thanh hay câu chú. Âm thanh và câu chú, như tất cả những dạng biểu thị khác nhau đều xuất hiện từ cái rỗng không, ở vị trí cõi tương đối. Trong cõi tương đối, mặc dù âm thanh chính nó không có thực thể, nó vẫn có năng lực để chỉ định, đặt tên, và có sự hoạt động ở tâm thức. 

Thí dụ, khi có ai đó nói với chúng ta « Anh là một người tốt » hoặc « Anh là một người khó ưa », những chữ « tốt » hoặc « khó ưa » không phải là « vật gì ».  Đó chỉ là những âm thanh mà tự nó không « tốt » hay « khó ưa », nhưng đơn giản gợi lên ý nghĩ về « tốt » hoặc « khó ưa », và gây ra một tác dụng nơi tâm thức.  Cũng như vậy, trong phạm vi tương đối nơi hành động, thần chú được phú cho một năng lực không thể sai lạc.

Các câu chú thường là tên các vị Phật, Bố Tát, hoặc thần thánh.

Thí dụ, OM MANI PADME HUNG (ÁN MA-NI BÁT DI HỒNG) là cách gọi ngài Chenrezig (Quán Âm). Từ quan điểm tuyệt đối, Chenrezig không có tên, nhưng trong phạm vi ý nghĩa tương đối hoặc nghĩa đen, Ngài có tên gọi riêng. 

Những tên nầy là trung gian của lòng từ bi, vẻ thanh nhã, và sức mạnh cùng các nguyện ước của Ngài làm lợi ích cho chúng sinh. Bằng cách niệm danh hiệu của Ngài để những phẩm chất tâm thức nầy được truyền đến ta. 

Ở đây, việc giải nghĩa về năng lực lợi ích của thần chú, danh hiệu của Ngài. Như chúng ta đồng hóa chúng ta với tên họ và những gì liên hệ đến nó, cũng bằng cách nầy, trên bình diện tương đối, thần chú đồng nhất với vị thần. Cả hai trở thành một thực tại duy nhất. 

Khi một người niệm chú, người ấy nhận được vẻ thanh nhã của vị thần ; bằng cách hình dung về vị thần, vị thánh ấy, người niệm chú nhận được vẻ thanh nhã không khác biệt của các vị thánh.

Thần chú OM MANI PADME HUNG đôi lúc được giải thích với những ý nghĩa cầu kỳ và thần bí. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, đây đơn giản chỉ là tên của Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) được đặt giữa hai âm thanh truyền thống và thiêng liêng, OM và HUNG.

- OM tượng trưng cho thân các vị Phật, các thần chú đều bắt đầu từ âm nầy. 

- MANI nghĩa « châu báo » trong Sanksrit ;

- PADME, phát âm theo Sankrit, or PEME trong tiếng Tây Tạng, có nghĩa « hoa sen »;

- HUNG tượng trưng cho tâm thức tất cả các vị Phật và thường là câu cuối trong các thần chú.

- MANI nói về châu báu mà Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) cầm giữa lòng hai bàn tay, và PADME là hoa sen cầm ở tay trái. 

Khi gọi MANI PADME là gọi tên Ngài Chenrezig xuyên qua những phẩm hạnh của ngài : « Người đang cầm châu báu và hoa sen. » 

« Chenrezig » hoặc « Hoa sen báu » là hai tên gọi của ngài Chenrezig (Quán Âm).

Khi chúng ta niệm chú, thật ra chúng ta đang tiếp tục lặp lại tên ngài Chenrezig.

Có lẽ thực tập nầy trông lạ lùng. Tỷ như có một người mang tên Sonam Tsering và chúng ta lặp đi lặp lại tên người đó không ngừng nghỉ theo kiểu đọc thần chú. Sonam Tsering, Soanm Tsering, Sonam Tsering, v…v.. Điều nầy thật là kỳ quái và có thể là vô dụng.

Mặt khác, nếu như niệm câu chú OM MANI PADME HUNG thì có ý nghĩa hơn, vì câu chú nầy được « đầu tư » bởi sự thanh nhã và năng lực tâm thức của Ngài Quan âm (Chenrezig), Ngài Chenrezig đã gom sự thanh nhã và từ bi của tất cả các vị Phật và Bố Tát. Trong cách nhìn nầy, câu chú được phú cho khả năng vén màn tăm tối, và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Thần chú mở mang tâm thức thương yêu và từ bi, đưa đến sự tỉnh thức giác ngộ.

Các vị bồ tát và thần chú là một nguyên thể, nghĩa là một người có thể niệm chú mà không cần thiết phải hình dung, tưởng tượng. Niệm chú vẫn có hiệu quả.

Phẩm chất xác thực của mỗi âm trong sáu âm của câu chú được giải thích rất phù hợp.

Trước tiên, hãy để chúng ta xem mỗi âm giúp chúng ta đóng cánh cửa tái sinh đau khổ, một trong sáu cõi hiện hữu của vòng luân hồi :

- OM đóng cánh cửa luân hồi trong cõi trời ;

- MA, cánh cửa cõi thần, A-tu-la

- NI, cánh cửa cõi người

- PAD, cánh cửa cõi súc sanh

- ME, cánh cửa cõi ngạ quỷ ;

- HUNG, cánh cửa cõi địa ngục.

Mỗi âm tiết được xem như mang lại ảnh hưởng của sự thanh tịnh hóa :

- OM thanh tịnh hóa bản thân ;

- MA thanh tịnh hóa lời nói ;

- NI thanh tịnh hóa tâm thức ;

- PAD thanh tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn ;

- ME thanh tịnh hóa điều kiện ẩn tàng ;

- HUNG thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ.

Mỗi âm tiết là một bài cầu nguyện :

- OM lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật ;

- MA lời cầu nguyện hướng về lời nói của các vị Phật ;

- NI lời cầu nguyện hướng về tâm thức các vị Phật ;

- PAD lời cầu nguyện hướng về những phẩm chất của các vị Phật ;

- ME lời cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật ;

- HUNG gom góp sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất, và hoạt động của các vị Phật.

Sáu âm tiết liên hệ đến sáu ba-la-mật, sáu sự hoàn hảo được chuyển hóa :

- OM liên hệ đến sự rộng lượng ;

- MA, đạo đức ;

- NI, kiên trì, nhẫn nhịn,

- PAD, chuyên cần,

- ME, chú tâm,

- HUNG, trí tuệ.

Sáu âm tiết cũng liên quan đến sáu vị Phật, ngự trị trên sáu gia đình Phật :

- OM liên hệ đến Ratnasambhava (Bảo-Sanh Phật) ;

- MA, Amaghasiddi (Bất-Không-Thành-Tựu Phật) ;

- NI, Vajradhara (Kim Cương Trì / Phổ-Hiền Bồ Tát) ;

- PAD, Vairocana (Lô-Xá-Na Phật) ;

- ME, Amitabha (A-Di-Đà Phật) ;

- HUNG, Akshobya (A-Súc-Bệ Phật).

Cuối cùng, sáu âm tiết liên hệ đến sáu trí tuệ :

- OM = Trí tuệ thanh thản, an bình ;

- MA = trí tuệ hoạt động ;

- NI = trí tuệ tự tái sanh ;

- PAD = trí tuệ pháp giới ;

- ME = trí tuệ phân biệt ;

- HUNG = trí tuệ như gương.

Ở Tây Tạng, mọi người thường tụng niệm thần chú của ngài Chenrezig (Quan Âm). 
Sự đơn giản và phổ thông của thần chú không làm giảm đi quyền lực to tác của thần chú, mà lại có giá trị to lớn hơn. Điều nầy được thể hiện trong câu nói khôi hài sau :

Ở đoạn khởi đầu, không có đau khổ dù không biết,

Ở đoạn giữa, không có lòng tự kiêu dù hiểu biết,

Ở đoạn cuối, không sợ quên câu chú.

Không cần có sự hiểu biết về lý luận, y học, chiêm tinh học, và những môn khoa học rất khó khăn khác, bởi vì một người có thể bỏ nhiều năng lực, cố gắng và chấp nhận nhiều mệt mỏi để học hỏi những môn học nầy. Tuy nhiên, trong vài giây ngắn ngủi đã đủ cho họ học thuộc thần chú của Ngài Chenrezig. Không cần phải đối diện với đau khổ từ si mê cho đến hiểu biết. Bởi vì vậy, « Ở đoạn đầu không có đau khổ dù không biết. » 

Một người sau mấy năm học hỏi môn khoa học khó khăn sẽ nhận được danh vọng hoặc chức vị ở xã hội, và họ hoàn toàn hài lòng với bản thân và tin rằng họ giỏi hơn tất cả những người khác. Thần chú đơn giản của Ngài Chenrezig giúp cho một người tránh rơi vào tình trạng nói trên. Như vậy, « Ở đoạn giữa, không kiêu ngạo dù hiểu biết. » 

Cuối cùng, nếu chúng ta không gìn giữ câu chú, sự hiểu biết mà chúng ta thâu thập được trong y học, chiêm tinh học, hoặc những môn khoa học khác có thể dần dà bị mai một. Nhưng không thể nào quên được sáu âm tiết câu chú. OM MANI PADME HUNG.  Vì vậy, « Ở đoạn cuối, không sợ quên câu chú. » 

Cũng vậy, từ những bài ghi chú của tôi « Cơn mưa pháp liên tục làm lợi ích cho Chúng Sinh » :

- OM là màu TRẮNG ;

- MA, màu XANH LÁ CÂY ;

- NI , màu VÀNG ;

- PAD, màu XANH DA TRỜI ;

- ME, màu ĐỎ ;

- HUNG, màu ĐEN.

Câu chú có thể được tóm tắt như sau : "Tôi cầu xin hiện thân của năm dạng và năm ý thức chuyển hóa, Vị bồ tát sỡ hữu viên ngọc và hoa sen hãy bảo hộ tôi thoát khỏi những nỗi đau khổ của chúng sinh trong sáu cõi."

OM MANI PADME HUNG là bản tóm tắt của bộ sưu tập kiến thức trực tiếp của tất cả các vị Phật. Những chỉ dẫn bao gồm trong mỗi âm của sáu âm tiết, là bản chất Tinh Thông Bí Mật về các vị Phật, là nguồn gốc của tất cả mọi phẩm chất và là niềm hạnh phúc sâu sắc, gốc rễ của các thành tựu lợi ích, sự sung sướng, và là con đường vĩ đại đưa đến những hiện hữu và tự do cao cả.
 

Trích từ Chenrezig Chúa tể Tình Yêu của Bokar Rinpoche
(Chương Một, Bản chất chân thật của Thượng đế)

Dịch sang tiếng Việt : Mỹ Thanh

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...