Danh sách bài viết

Tư vấn tuyển sinh: Bất động sản đang… 'bất động', học ngành này rủi ro không?

Cập nhật: 07/01/2023

Ngành học bất động sản là một trong nhiều chủ đề thú vị đã được ban tư vấn trao đổi với học sinh tham dự Chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại thị xã La Gi, Bình Thuận sáng 8-1.

Tư vấn tuyển sinh: Bất động sản đang… bất động, học ngành này rủi ro không? - Ảnh 1.

Học sinh tham dự buổi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Bình Thuận sáng 8-1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đặt câu hỏi cho các chuyên gia, Kim Nhung - học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt (Bình Thuận) - cho biết sau khi tìm hiểu, bạn rất thích ngành bất động sản. "Em thấy ngành này có hoa hồng cao, nhiều người làm nghề có thu nhập rất tốt. Em có nghe những thông tin về ngành bất động sản thời gian gần đây nhưng em vẫn đam mê. Mong thầy cô có thể tư vấn giúp em" - Kim Nhung chia sẻ.

Trả lời học sinh, ThS Nguyễn Thái Châu - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường đại học Tài chính - Marketing - cho biết cách đây đúng 10 năm, cũng tại buổi tư vấn ở Trường THPT Lý Thường Kiệt, ông cũng đã tư vấn cho một bạn yêu thích ngành bất động sản.

Thời gian đó, ngành này còn khá mới mẻ nhưng bạn vẫn quyết theo đuổi. Đến nay, nữ sinh này đã rất thành công trong sự nghiệp, lên tới những vị trí quản lý cao trong ngành bất động sản.

Ông Châu cho rằng câu chuyện trên là một phần trong bức tranh của ngành bất động sản ở các trường đại học, 10 năm ghi nhận sức hút rất lớn. Các trường đại học có đào tạo ngành bất động sản đều có số lượng sinh viên đăng ký đông.

"Năm qua, dù hoạt động "bất động sản" tại Việt Nam có vẻ đang… "bất động" nhưng tình trạng chậm lại của thị trường và các dự án có thể chỉ trong một khoảng thời gian. 4-5 năm - khi các bạn tốt nghiệp, thị trường bất động sản chắc hẳn sẽ sôi động lại", ông Châu nói.

Tư vấn tuyển sinh: Bất động sản đang… bất động, học ngành này rủi ro không? - Ảnh 2.

Ban tư vấn tuyển sinh sáng 8-1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Về mặt đào tạo, ThS Nguyễn Thái Châu cho rằng sinh viên theo ngành sẽ được dạy các kiến thức về định giá, tài chính. 

Sinh viên cũng sẽ được trang bị kỹ thuật phân tích, công cụ đầu tư, quản lý dòng tiền… giúp có thể đảm nhận những công việc mang tính chuyên môn cao.

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - quyền hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TP.HCM - cho biết ngành học bất động sản của trường được phát triển từ ngành quản lý đất đai trước đây. Hướng đào tạo sẽ không chỉ thiên về thương mại, giao dịch mà còn về quản lý chung.

Vì vậy theo PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, sau khi tốt nghiệp, sinh viên không chỉ có thể làm cho các công ty hay sàn giao dịch.

Sinh viên có thể làm trong ngành địa chính và các ngành liên quan đến quản lý sử dụng đất đai và bất động sản trong hệ thống từ trung ương đến địa phương. "Những đơn vị này luôn cần nhân lực, đặc biệt trong giai đoạn 4-5 năm tới", ông Hùng nói.

Tư vấn tuyển sinh: Bất động sản đang… bất động, học ngành này rủi ro không? - Ảnh 3.

Hàng trăm học sinh đến dự buổi tư vấn tuyển sinh sáng 8-1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp sở giáo dục và đào tạo hai địa phương trên tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.

Chia sẻ tại buổi tư vấn sáng 8-1, ông Phan Đoàn Thái - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận - trăn trở về thống kê Bình Thuận là một tỉnh có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trong nhóm ít nhất năm 2022.

Ông nhắn nhủ các học sinh về tìm kiếm con đường học tập phù hợp cho mình ở cả các bậc trung cấp, cao đẳng, đại học để trước hết có thể phát triển chính mình, và sau đó đóng góp lại cho quê hương Bình Thuận.  

"Muốn ngước lên cao trước hết phải nhìn được bên dưới. Kết quả tuyển sinh, xét tuyển đại học của các em trong năm nay sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực của bản thân trong học kỳ II sắp tới, vì vậy các em hãy học hết mình", ông Thái nói.

Tư vấn tuyển sinh: Bất động sản đang… bất động, học ngành này rủi ro không? - Ảnh 4.

Học sinh từ nhiều địa phương ở Bình Thuận đến thị xã La Gi dự buổi tư vấn sáng 8-1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nguồn: tuoitre.vn / TRỌNG NHÂN

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.