Danh sách bài viết

Vị trí, địa hình Việt Nam

Cập nhật: 26/08/2020

Việt Nam , tên chính thức: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). Trên biển Đông có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng vẫn đang bị tranh chấp với các quốc gia khác như Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Philippines.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 
Flag of Vietnam.svg Coat of arms of Vietnam.svg
Quốc kỳ Quốc huy
 
Vị trí của Việt Nam
Vị trí của Việt Nam trên thế giới
Vị trí của Việt Nam
Vị trí của Việt Nam trong ASEAN
Khẩu hiệu
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quốc ca
Hành chính
Lập pháp Quốc hội Việt Nam
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Việt
Thủ đô Hà Nội
698) 21°2′B, 105°51′Đ
Thành phố lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Địa lý
Diện tích 331 698 km² (phần đất liền)
128,565 mi² (hạng 66)
Diện tích nước 6,4 %
Múi giờ Giờ chuẩn Đông Nam Á (UTC+7)
Lịch sử
Thành lập
2/9/1945 Lễ Độc lập, Quốc khánh
30/4/1975 Thống nhất đất nước
2/7/1976 Thống nhất quốc hiệu
Dân cư
Tên dân tộc Người Việt/Người Kinh
Dân số ước lượng (2013) 92.477.857người (hạng 14)
Dân số (2012) 91.519.289 người
Mật độ 259 người/km² (hạng 52)671 người/mi²
Kinh tế
GDP (PPP) (2013) Tổng số: 358,8 tỷ USD
Bình quân đầu người: 4.001 USD
GDP (danh nghĩa) (2013) Tổng số: 176 tỷ USD
Bình quân đầu người: 1.960 USD
HDI (2012) Green Arrow Up Darker.svg 0,617 trung bình (hạng 127)
Hệ số Gini (2010) (trung bình) (hạng 54)
Đơn vị tiền tệ Đồng (VND)
Thông tin khác
Tên miền Internet .vn

Theo tên chính thức và Hiến pháp 1992

 

 
Bản đồ địa hình Việt Nam phân đất liền

 

Địa lý

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng đông nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².

Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng tây bắc, đông bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông), còn miền trung có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.

Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát,... Về tài nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi. Với hệ thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.

Nguồn: /