Danh sách bài viết

Võng mạc nhân tạo: Hy vọng mới cho bệnh nhân mù

Cập nhật: 07/10/2020

Lần đầu tiên trên thế giới, một thiết bị có khả năng mang lại ánh sáng cho người mù đã được cấp phép lưu hành trên toàn châu Âu.


Võng mạc nhân tạo sẽ đem đến cơ hội cho những bệnh nhân mù.

Với tên gọi Argus II, thiết bị này đã chứng minh được khả năng vận hành tốt, độ an toàn cao và nhất là khả năng có thể trả lại một phần ánh sáng cho những bệnh nhân bị mù do hậu quả của bệnh viêm võng mạc sắc tố gây ra.

Thiết bị đã được các nhà khoa học thuộc hãng Second Sight Medical Products (California) tiến hành thử nghiệm với khoảng 30 bệnh nhân tại nhiều trung tâm y tế ở Mỹ, Mêxicô và châu Âu.

Trong quá trình thử nghiệm Argus II tại Trung tâm nhãn khoa quốc gia Pháp (CNHO) thuộc Viện Quinze-Vingts (Paris), một số bệnh nhân tham gia thử nghiệm thậm chí còn có thể đọc được cả các chữ viết to.

Hiện nay, để có thể cấy võng mạc nhân tạo này, bệnh nhân có thể đến các bệnh viện thuộc các trường đại học ở Genève (Thuỵ Sỹ), các bệnh viện ở Anh như Royal Eye (Manchester) hay Moorfields Eye (Luân Đôn) hoặc Trung tâm nhãn khoa quốc gia ở Pháp.

Hiện nay, tại Đức, việc chi trả cho thiết bị dạng này đã được cấp phép với số tiền khoảng trên 85.000 euro (khoảng 2,5 tỷ đồng).

Phương thức hoạt động của Argus II gồm 3 giai đoạn tách biệt: thu thập các hình ảnh bằng một camera siêu nhỏ được lắp đặt trên hai mắt kính; xử lý các hình ảnh đó bằng một máy tính nhỏ có kích thước như một chiếc điện thoại được cài ở thắt lưng và những cảm nhận về các tín hiệu này được truyền tới võng mạc qua một chíp điện tử gắn ở phía trên.

Võng mạc Argus II được kết nối không dây với máy tính và được thiết kế để có thể tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể. Sau nhiều tháng thử nghiệm, những bệnh nhân mù đã nhìn thấy các hình ảnh được tạo thành nhờ những tín hiệu do camera chuyển đến các tế bào hạch của võng mạc.


Nguồn: /

Triều Tiên bất ngờ khoe ô tô điện "tự làm", chạy được 720km/sạc

Các ngành công nghệ

Triều Tiên đang khiến thế giới bất ngờ khi khoe mẫu ô tô điện tự sản xuất mang thương hiệu Madusan, có tầm hoạt động lên tới 720km.

Cách kích hoạt NFC để quét CCCD gắn chip

Các ngành công nghệ

Công nghệ NFC đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong việc xác thực danh tính bằng CCCD gắn chip.

Xe điện tốc độ thấp: Xu hướng di chuyển mới tại châu Âu!

Các ngành công nghệ

Xe điện tốc độ thấp (LEV) đang thu hút sự chú ý và ngày càng phổ biến ở các thành phố châu Âu.

Bạn đã biết cách hỏi Google xem con sư tử kêu như thế nào chưa?

Các ngành công nghệ

Google đã âm thầm bổ sung tiếng kêu của một số loài động vật phổ biến vào tính năng của bộ máy tìm kiếm Google Search. Đây là cách kích hoạt tính năng tìm kiếm đó.

Trung Quốc tạo ra cảm biến gắn vào não nhỏ bằng hạt vừng

Các ngành công nghệ

Cảm biến gel siêu nhỏ, có khả năng phân hủy sinh học, được tiêm vào não bệnh nhân để theo dõi áp lực nội sọ và lưu lượng máu.

Tìm ra công nghệ pin vĩnh cửu không gây ô nhiễm

Các ngành công nghệ

Các hệ thống năng lượng dựa trên loại pin mới này có thể cải thiện việc lưu trữ năng lượng lâu dài dựa trên cơ chế đặc biệt.

Công cụ AI giúp con người hiểu được tiếng chó sủa

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học đã phát triển một công cụ AI có thể dịch tiếng chó sủa (gâu gâu, rên rỉ hoặc gầm gừ) sang tiếng Anh.

Loại vải dệt có thể hòa tan trong nước nóng

Các ngành công nghệ

Khi không muốn dùng loại vải dệt này nữa, bạn có thể hòa tan chúng và tái chế gelatin thành nhiều sợi vải.

Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển những cỗ máy giống người “có cảm xúc”

Các ngành công nghệ

Ex-Robots, một công ty chế tạo robot ở Trung Quốc đang cố gắng tạo ra những robot giống như thật mà họ hy vọng sẽ sớm được sử dụng trong ngành y tế và giáo dục.

Ứng cử viên AI đầu tiên trên thế giới tham gia cuộc tổng tuyển cử tại Anh

Các ngành công nghệ

Cuộc tổng tuyển cử năm nay đặc biệt hơn, khi người dân ở khu vực Brighton có thêm một lựa chọn, lần đầu tiên bỏ phiếu cho một ứng cử viên “ảo” - AI Steve.