Đề thi chất lượng Học kì 1, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3, (Đề 1)

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: Bạn N cho rằng chỉ cần học thôi không cần tham gia các hoạt động của lớp, trường tổ chức vì mất thời gian. Em có nhận xét gì về bạn N?

 A. N là người vô cảm.

 B. N là người không có trách nhiệm.

 C. N là người chưa tích cực và tự giác trong các hoạt động tập thể.

 D. N là người tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 2: Biểu hiện của tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là ?

 A. Dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm cùng mọi người.

 B. Ủng hộ đồng bào gặp khó khăn.

 C. Tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá.

 D. Cả A,B,C.

Câu 3: Vào dịp gần Tết trong thôn em phát động mọi người trong thôn quét dọn đường làng ngõ xóm cho sạch đẹp. Các hộ trong thôn tích cực tham gia và hưởng ứng, chỉ có gia đình bà G là không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Nếu em là con của bà G em sẽ khuyên bà G như thế nào?

 A. Để mẹ tự quyết định.

 B. Khuyên mẹ không tham gia vì mất thời gian.

 C. Không quan tâm.

 D. Khuyên mẹ tham gia quét dọn cùng mọi người vì hoạt động chung.

Câu 4: Hành động nào thể hiện chưa tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là?

 A. Nhận giúp đỡ bạn học kém trong lớp.

 B. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của nhà trường.

 C. Ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

 D. Tham gia viết báo tường nhân dịp 20/11.

Câu 5: Tự giác là...làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. Trong dấu “…” đó là ?

 A. Chủ động.

 B. Tự ý thức.

 C. Tự nhận thức.

 D. Tích cực.

Câu 6: Tích cực là luôn luôn …học tập, làm việc và rèn luyện? Trong dấu “…” đó là ?

 A. Ý thức, tích cực, kiên trì.

 B. Cố gắng, ý thức, kiên trì.

 C. Tích cực, vượt khó, kiên trì.

 D. Cố gắng, vượt khó, kiên trì.

Câu 7: Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là ?

 A. Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, được mọi người tôn trọng, quý mến.

 B. Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân .

 C. Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.

 D. Cả A,B,C.

Câu 8: Vào dịp 20/11 nhà trường phát động phong trào viết báo tường, tại lớp em có bạn D không tham gia viết báo tường với lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

 A. Không quan tâm.

 B. Khuyên bạn tham gia các hoạt động tập thể để hoàn thiện mình hơn.

 C. Khuyên bạn chỉ cần học giỏi không cần tham gia các hoạt động chung.

 D. Nói xấu bạn để cả lớp tẩy chay.

Câu 9: Mặc dù bạn P bị ốm nhưng bạn vẫn đến cổ vũ văn nghệ cho lớp. Theo em bạn P là người như thế nào ?

 A. Bạn P là người cần cù, chăm chỉ.

 B. Bạn P là người siêng năng, cần cù.

 C. Bạn P là người có ý thức.

 D. Bạn P là người tích cực, tự giác trong các hoạt động chung.

Câu 10: Bạn E giả vờ ốm để xin cô giáo nghỉ lao động. Hành động đó của E nói lên điều gì?

 A. E là người vô trách nhiệm.

 B. E là người vô tâm.

 C. E là người ích kỷ.

 D. E là người không tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 11: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

 A. Chào hỏi hàng xóm.

 B. Không quan tâm đến hàng xóm.

 C. Nói xấu hàng xóm.

 D. Chê bai hàng xóm.

Câu 12: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

 A. Không quan tâm đến hàng xóm.

 B. Nói xấu hàng xóm.

 C. Chê bai hàng xóm.

 D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Thấy trời mưa Q chạy sang nhà bác hàng xóm cất hết quần áo. Việc làm đó thể hiện?

 A. Q là người biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.

 B. Q là người biết điều.

 C. Q là người tử tế.

 D. Q là người tốt bụng.

Câu 14: Câu tục ngữ “Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau” nói về?

 A. Sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 B. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 C. Không sống hòa đồng với mọi người.

 D. Sự sẻ chia với niềm vui, nỗi buồn của hàng xóm.

Câu 15: “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng” nói về?

 A. Sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 B. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 C. Không sống hòa đồng với mọi người.

 D. Sự sẻ chia với niềm vui, nỗi buồn của hàng xóm.

Câu 16: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của?

 A. Tình bạn.

 B. Tình yêu.

 C. Tình cảm.

 D. Tình làng nghĩa xóm.

Câu 17: Bấm chuông nhà hàng xóm để trêu đùa thể hiện?

 A. Không tôn trọng hàng xóm.

 B. Tôn trọng hàng xóm.

 C. Hòa đồng với hàng xóm.

 D. Trêu đùa hàng xóm.

Câu 18: Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn thể hiện?

 A. Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.

 B. Tôn trọng hàng xóm.

 C. Hòa đồng với hàng xóm.

 D. Trêu đùa hàng xóm.

Câu 19: Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm thể hiện?

 A. Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.

 B. Tôn trọng hàng xóm.

 C. Hòa đồng với hàng xóm.

 D. Trêu đùa hàng xóm.

Câu 20: Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm thể hiện?

 A. Không tôn trọng hàng xóm.

 B. Tôn trọng hàng xóm.

 C. Hòa đồng với hàng xóm.

 D. Trêu đùa hàng xóm.

Đáp án & Thang điểm

Đề thi Đạo Đức lớp 3 Học kì 1 có đáp án (Đề 1) | Đề thi Đạo Đức 3 có đáp án

Tags : Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn Đạo Đức lớp 3 Đề 1