Chấn thương sọ não - Y học, Y tế

Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Đặc biệt là chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng. Chấn thương sọ não là loại tai nạn phổ biến ở mọi quốc gia, thường xảy ra ở những nước công nghiệp, nhất là các nước đang phát triển do sự gia tăng mật độ dân số, đô thị hóa nhanh với phương tiện giao thông có tốc độ cao lại cơ động trên mạng lưới đường sá, cầu cống chật hẹp, kém chất lượng, trong đó điều quan trọng là do trình độ và ý thức tự giác của con người.

Triệu chứng

Triệu chứng và biểu hiện của chấn thương sọ não thường biểu hiện qua hai thể là các tổn thương nguyên pháttổn thương thứ phát. Trong đó tổn thương nguyên phát là tổn thương có ngay sau tai nạn. Bao gồm tổn thương ngay ở vị trí vật cứng đập vào đầu (khi đầu cố định) và tổn thương liên quan đến quán tính do hộp sọ bị lắc hoặc xoắn vặn (đầu di động). Cơ chế sinh chấn thương sọ não nặng gồm đụng hay đập trực tiếp vào đầu. Tùy theo nơi bị đụng, tùy vận tốc của chấn thương và tùy theo tác nhân chấn thương sẽ đưa đến biến dạng hộp sọ hay đường nứt sọ.

Tổn thương nguyên phát

Tổn thương nguyên phát tại chỗ tiếp xúc có thể biểu hiện cụ thể gồm:

Tổn thương thứ phát

Đối với trẻ em

Trong trường hợp bị chấn thương đầu, nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu kể sau, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

Phân loại

Để đánh giá mức độ tổn thương sọ não, có hai loại được xác định là chấn thương sọ não hở và chấn thương sọ não kín.

Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác như theo bản chất tổn thương não, vị trí tổn thương não...

Phòng ngừa

Chấn thương sọ não có thể xảy ra cho bất kỳ ai nếu chẳng may bị tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao động...). Đặc biệt, trẻ em và người già là hai đối tượng dễ bị chấn thương sọ não do tai nạn. Đặc biệt, nguyên nhân chính là do tai nạn giao thông, để đề phòng tai nạn xảy ra, cần phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông và thực hiện đúng an toàn lao động, đặc biệt là đội mũ bảo hiểm và mũ bảo hộ đúng quy định và đúng chất lượng.

Ở Việt Nam, theo một thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011 thì trong số 12.749 trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông có tới 2.365 trường hợp bị chấn thương sọ não và gần 30% số nạn nhân chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra số bệnh nhân cấp cứu do tai nạn sinh hoạt cũng lên tới hơn 4.500 trường hợp và gần 2.169 người cấp cứu do đánh nhau. Các tai nạn do sinh hoạt chủ yếu là tai nạn do ngã ghế để thắp hương, trèo cao, bỏng do nấu ăn…

Xử lý và điều trị

Chú thích