Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Hòn Đất

1.

Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương? 

A:

Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất. 

B:

Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. 

C:

Khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới TBCN. 

D:

Trả cho Nga khoản vay nợ trong Chiến tranh Pháp - Phổ. 

Đáp án: B

2.

Hai nước châu Phi giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A:

Êtiôpia và Ai Cập

B:

Angiêri và Tuynidi

C:

Xuđăng và Ănggôla

D:

Êtiôpia và Libêria

Đáp án: D

Phương pháp: Sgk lớp 11 trang 28.

Cách giải:

Cùng với Ê - ti - ô - pi - a, Li - bê - ri - a là nước giữ được độc lập ở châu lục này trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tây hồi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

3.

Trong hội nghị Trung ương đảng lần thứ sáu (1939) Đảng ta đã chủ động thành lập mặt trận với tên gọi là gì?

A:

Mặt trận phản đế Đông Dương 

B:

Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương 

C:

Mặt trận dân chủ Đông Dương 

D:

Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương 

Đáp án: D

4.

Đâu không phải là lý do khiến phong trào đấu tranh của tiểu tư sản trong những năm 1919 –1925 bị thất bại?

A:

Chưa có giai cấp lãnh đạo, còn tự phát.

B:

Thực dân Pháp mạnh.

C:

Chưa kết hợp các hình thức đấu tranh.

D:

Chưa được quần chúng ủng hộ.

Đáp án: D

5.

Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đã chứng tỏ điều gì?

A:

Mục tiêu khởi nghĩa không phù hợp với nhân dân

B:

Giai cấp tư sản Việt Nam chưa thống nhất chủ trương khởi nghĩa

C:

Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản

D:

Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa đúng thời cơ

Đáp án: C

6.

Vai trò trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 là

A:

thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên – tiền thân của Đảng.

B:

chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng.

C:

sự ra đời của ba tổ chức cộng sản, hướng tới hợp nhất thành một Đảng.

D:

làm thất bại khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Đáp án: B

7.

Căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta do Nguyễn Ái Quốc xây dựng là

A:

 Bắc Kạn.

B:

 Hà Giang.

C:

 Tuyên Quang.

D:

 Cao Bằng.

Đáp án: D

8.

Yếu tố nào dưới đây giúp cho cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu?

A:

Điều kiện chủ quan thuận lợi

B:

Điều kiện khách quan thuận lợi.

C:

Nhân dân đã vùng lên đấu tranh đồng loạt ở khắp các địa phương

D:

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo

Đáp án: B

9.

Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là gì?

A:

 Nạn đói

B:

 Nạn dốt

C:

 Tài chính

D:

 Giặc ngoại xâm

Đáp án: D

10.

Nét khác biệt trong việc đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật của Nhật Bản so với các nước Tây Âu và Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

A:

mua bằng phát minh sáng chế

B:

đầu tư vốn để xây dựng các viện nghiên cứu khoa học

C:

tập trung lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng

D:

giảm chi phí cho quốc phòng

Đáp án: A

11.

Tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, không có sự tham gia của tổ chức cộng sản nào?

A:

Quốc tế cộng sản

B:

Đông Dương cộng sản đảng

C:

Đông Dương cộng sản liên đoàn  

D:

An Nam cộng sản đảng

Đáp án: C

12.

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta là

A:

thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và châu Âu

B:

kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít

C:

Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm

D:

Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc

Đáp án: A

13.

Hậu quả tiêu cực nhất mà cách mạng khoa học-kĩ thuật gây cho con người và môi trường là

A:

hiện tượng ô nhiễm môi trường

B:

hiện tượng trái đất nóng dần lên

C:

những tai nạn lao động, giao thông, các loại bệnh dịch mới

D:

cuộc chạy đua vũ trang đã làm xuất hiện những loại vũ khí hiện đại có thể hủy diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh

Đáp án: D

14.

Trong giai đoạn 1961 - 1965 miền Bắc đã phát triển nhiều nhà máy công nghiệp nặng đó là:

A:

Khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội).

B:

Khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà.

C:

Khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Văn Điển, sứ Hải Dương.

D:

Pin Văn Điển, Sứ Hải Dương, Dệt 8-3, dệt kim Đông Xuân.

Đáp án: B

15.

Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

A:

Anh.

B:

I-ta-li-a.

C:

Đức.

D:

Pháp.

Đáp án: A