Mỹ thành lập ngân hàng tế bào mầm quốc gia

TTO - Viện Y tế quốc gia Mỹ hôm qua 3-10 cho biết sẽ thành lập một ngân hàng tế bào mầm quốc gia tại Trường ĐH Wisconsin, nơi các tế bào mầm phôi người lần đầu tiên được phân lập.

9aWa0MCs.jpg
Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tế bào mầm có thể dùng để điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh nguy hiểm

TTO - Viện Y tế quốc gia Mỹ hôm qua 3-10 cho biết sẽ thành lập một ngân hàng tế bào mầm quốc gia tại Trường ĐH Wisconsin, nơi các tế bào mầm phôi người lần đầu tiên được phân lập.

Ngân hàng tế bào mầm quốc gia này sẽ cung cấp tế bào mầm phôi người - được chính quyền liên bang phê chuẩn và tài trợ - dùng cho các nghiên cứu. Tại Mỹ, nghiên cứu tế bào mầm đã có từ trước tháng 8-2001 khi tổng thống George W. Bush cấm liên bang tài trợ cho các nghiên cứu dùng tế bào mầm từ các nguồn khác.

“Ngân hàng tế bào mầm quốc gia, phần thưởng dành cho Viện nghiên cứu WiCell tại Wisconsin, sẽ giúp giảm chi phí cho các nhà nghiên cứu và duy trì việc kiểm soát chất lượng các tế bào”, theo các quan chức Viện Y tế quốc gia Mỹ.

Viện Y tế quốc gia Mỹ cho biết họ cũng tài trợ cho 2 trung tâm nghiên cứu tế bào mầm khác tại Trường ĐH California and Davis và Trường ĐH Northwestern tại Chicago. Viện này sẽ chi 16,1 triệu USD trong 4 năm cho ngân hàng tế bào mầm và 9,6 triệu USD cho các trung tâm nghiên cứu tế bào mầm.

Tế bào mầm ban đầu có thể phát triển thành bất kỳ dạng tế bào nào của cơ thể. Các nhà khoa học tin rằng chúng có khả năng lớn lên thành các tế bào cần thiết dùng cho điều trị các chấn thương cột sống và các chứng bệnh như bệnh Parkinson và tiểu đường.

T.VY (Theo Xinhua)