Khái niệm và chức năng của thể dục thể thao

Khái niệm thể dục thể thao. Khoảng những năm 70 về trước thuật ngữ TD và TT đã được giải thích bằng cách cắt nghĩa từng từ.

Ví dụ: Thể là cơ thể, dục là giáo dục "giáo dục cơ thể", song thuật ngữ TDTT vẫn rơi vào tình trạng chưa được xác định nội dung cụ thể. Năm 1972 cuốn sách dịch đầu tiên về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất đã nêu được nội dung của khái niệm "TDTT là tổng hoà các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo ra trong qúa trình phát trển xã hội loài người trong lĩnh vực hoàn thiện thể chất cho con người".

Thuật ngữ TDTT được dùng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 trong ngôn ngữ Anh SPORT. Gần đây trong quá trình phát triển khái niệm TDTT ngày càng hoàn thiện được bổ sung những nội dung mới, theo sự phát triển của nhận thức xã hội sự hiểu biết phát triển - khái niệm phát triển. Thực ra nếu dịch theo đúng từ điển thì thuật ngữ thể dục thể thao đang dùng phải mang tên là văn hoá thể chất.

 

Khái niệm và chức năng của thể dục thể thao

 

Như vậy thuật ngữ TDTT đồng nghĩa với VHTC. Muốn hiểu được văn hoá thể chất hay TDTT ta cần đi sâu nghiên cứu khái niệm văn hóa. Trong các ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới có hàng trăm nghĩa khác nhau. Thông thường người ta dùng thuật ngữ văn hoá để chỉ những hoạt động tinh thần của con người và xã hội, chỉ trình độ học vấn của loài người, văn hoá cũng thường dùng để chỉ hành vi cử chỉ con người "người thiếu văn hóa" những hành vi văn minh.

Trong khoa học các tài liệu gốc theo từ điển triết học bách khoa toàn thư người ta định nghĩa "Văn hoá là hoạt động của con người và toàn xã hội nhằm cải tạo tự nhiên. Như vậy văn hoá chính là hoạt động của con người nhằm vào tự nhiên (Cày bừa cuốc xới cải tạo tự nhiên để đáp ứng cho con người để lại những di sản hoạt động gọi là văn hoá).

Trong những tài liệu hiện đại, nội dung khái niệm văn hoá phong phú và đa dạng hơn. Văn hoá bao gồm hoạt động sáng tạo của con người chinh phục tự nhiên, những phương tiện, phương pháp hoạt động và những kết quả hoạt động đem lại cho cá nhân và xã hội. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã nảy sinh một loại hoạt động đặc biệt, nó không chỉ tác động vào tự nhiên bên ngoài mà tác động vào ngay phần tự nhiên trong con người, đó là cơ thể con người.

Cơ thể con người gồm 2 phần: Thực thể tự nhiên (thể xác) và thực thể xã hội (tinh thần). Vậy TDTT được hiểu là sự luyện tập cơ thể cải tạo cơ thể bằng sự vận động tích cực của cơ bắp. Đối tượng của TDTT là điều khiển quá trình phát triển thể chất của con người. Để phân tích sâu hơn khái niệm TDTT được xem xét 3 quan điểm.

 

Khái niệm và chức năng của thể dục thể thao

 

- TDTT là một hoạt động.

Đây là một hoạt động của con người, nó là một hoạt động có đối tượng là con người, đặc biệt của hoạt động này là một hoạt động hỗ trợ bổ sung cho hoạt động chính cơ bản. Nó là một hoạt động phụ làm tăng hiệu quả của hoạt động chính. Nó là hoạt động phụ bổ sung nâng cao hiệu quả hoạt động sống cơ bản. TDTT ra đời gắn liền với lao động cụ thể gắn liền với nghề săn bắn. Nghề săn bắn đòi hỏi con người phải có sức mạnh khéo léo bền bỉ, phải có kỹ năng leo trèo rình rập bò trườn và đặc biệt là lao ném. Nhờ có ý thức phát triển mà con người nhận thức được mối liên hệ nhân quả giữa chuẩn bị trước cho lao động và kết quả lao động vì vậy nó nảy sinh hình thức tập luyện để chuẩn bị trước cho lao động.

Ở những nước Châu Phi, Châu Úc còn lại những di tích chứng tỏ người cổ xưa đã tập luyện săn bắn như hình vẽ của thú vật trên đá. Vậy nó là hoạt động chuẩn bị cho lao động, đi trước lao động để làm tăng hiệu quả của lao động, phục vụ cho lao động đây là chức năng xã hội vốn có của TDTT và lúc đó giáo dục thể chất cũng thuộc phạm trù vĩnh hằng. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tính chất của lao động thay đổi lao động chân tay ngày càng giảm nhẹ lao động trí óc và lao động bằng máy ngày càng tăng lên.

Nhưng mối quan hệ giữa TDTT với lao động không hề bị xoá bỏ. Nếu như trước đây TDTT liên hệ trực tiếp với lao động mang tính thực dụng trực tiếp nhưng ngày nay nó mang tính chất gián tiếp. Ảnh hưởng của nó là nâng cao sức khoẻ, chúng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau lao động nâng cao khả năng hoạt động thể lực. - TDTT là tổng hoà giá trị vật chất và tinh thần Đó là những công cụ phương tiện được sáng tạo ra tác động vào tự nhiên, đó là nhưng giá trị vật chất và tinh thần được lưu trữ và truyền bá ví dụ: Xây nhà phải có những phương pháp dụng cụ sáng tạo ra gọi là văn hoá (trong trường hợp này TDTT bao gồm những môn tập những bài tập mà con người sáng tạo ra như thể dục nhịp điệu, thể dục thể hình, phương pháp tập luyện) được sử dụng trong thi đấu và tập luyện.

- TDTT là kết quả của hoạt động.

Kết quả của tập luyện TDTT thể hiện ngay trên chính cơ thể con người đó là sức khoẻ, thể chất phát triển, kỷ lục thể thao, phong trào thể thao.

Vậy TDTT theo nghĩa hẹp là: Bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội ... Theo nghĩa rộng là tổng hoà những giá trị vật chất và tinh thần loài người sáng tạo ra trong lĩnh vực tập luyện

Tags : khái niệm thể dục thể thao thuật ngữ giải thích cắt nghĩa cơ thể giáo dục tình trạng xác định nội dung cụ thể lý luận phương pháp thể chất giá trị vật chất tinh thần sáng tạo xã hội lĩnh vực