Nội dung, hình thức và cấu trúc của bài tập thể chất

Nội dung, hình thức và cấu trúc của bài tập thể chất

1. NỘI DUNG

Là các tác động cấu thành bài tập và các quá trình cơ bản diễn ra trong cơ thể phản ánh tác động của BTTC đối với người tập. Mỗi bài tập khác nhau có nội dung khác nhau, quá trình sinh lý diễn ra cũng khác nhau. Những quá trình này rất đa dạng và phức tạp chúng có thể được xem xét theo các quan điểm tâm lý học, sinh lý học, sinh hoá, sinh cơ v.v...

Dưới góc độ tâm lý, BTTC là các động tác tự ý đó là những động tác được điều khiển bằng trí tuệ và ý chí khác với động tác “vô ý thức”, tức là các động tác phản xạ không điều kiện.

Việc thực hiện bài tập thể chất bao giờ cũng nhằm đạt được hiệu quả cụ thể nói cách khác mỗi bài tập thể chất đều có mục đích tự giác. Để đạt được mục đích con người phải tư duy tích cực, xác định phương hướng hành động đáng giá điều kiện hành động và điều khiển động tác nỗ lực ý chí. Như vậy về mặt tâm lý nội dung của bài tập thể chất là quá trình nhận thức cảm xúc và ý chí.

Xét về mặt sinh lý học, BTTC là sự chuyển cơ thể sang một mức hoạt động chức năng cao hơn so với trạng thái không hoạt động. Những biến đổi sinh lý trong vận động sẽ kích thích quá trình hồi phục và thích nghi sau đó.

VD: Thông khí phổi tăng hơn 30 lần, hấp thụ ôxy tăng 20 lần, lưu lượng phút của máu tăng đến 10 lần hoặc hơn, tương ứng với quá trình đó các quá trình đồng hoá và dị hoá cũng tăng lên. Nhờ đó BTTC trở thành một nhân tố mạnh mẽ làm tăng cường khả năng chức phận và hoàn thiện cấu trúc cơ thể

Khi xem xét nội dung BTTC theo quan điểm sư phạm thì điều quan trọng không hẳn chỉ là những biến đổi sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cơ thể, mà chủ yếu là những khả năng do bài tập tạo ra để phát triển hợp lý năng lực con người, cùng với việc hình thành kỹ xảo nhất định. Về mặt sư phạm tác động của bài tập thể chất không chỉ hạn chế về mặt trong phạm vi sinh học mà còn tác động đến tâm lý, ý thức hành vi con người.

 

Nội dung, hình thức và cấu trúc của bài tập thể chất

 

2. HÌNH THỨC CỦA BÀI TẬP THỂ CHẤT

Hình thức của bài tập phụ thuộc vào đặc điểm nội dung của nó trong triết học hình thức được hiểu là phương thức tồn tại của nội dung, là kết cấu của nội dung cho nên hình thức BTTC là kết cấu bên trong và bên ngoài của nó.

3. CẤU TRÚC CỦA BÀI TẬP THỂ CHẤT

Là mỗi liên hệ qua lại tương hỗ phối hợp và tác động lẫn nhau giữa quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể khi tập luyện. VD: Các quá trình phối hợp thần kinh cơ, sự phối hợp qua lại giữa chức năng vận động và thực vật, tương quan giữa khả năng yếm khí và ái khí trong chạy sẽ khác trong đẩy tạ.

- Cấu trúc bên ngoài của bài tập thể chất: Biểu hiện mỗi quan hệ không gian, thời gian và dùng sức tức là hình dáng động tác có thể nhìn thấy được.

Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của bài tập thể chất. hình thức và nội dung của bài tập thể chất có mỗi liên hệ hữu cơ với nhau. Trong đó nội dung là mặt quyết định, nội dung đi trước và để đạt được mục đích trong một bài tập nào đó thì phải thay đổi nội dung, sau đó hình thức mới thay đổi sau cho phù hợp.

Mặt khác hình thức cũng ảnh hưởng tới nội dung, hình thức bài tập không phù hợp sẽ cản trở việc thực hiện nội dung. VD: Người có kỹ thuật chạy sẽ đạt kết quả cao hơn người không có kỹ thuật. Vì vậy hình thức phù hợp sẽ tạo điều kiện thực hiện nội dung.

Trong thực tế có những bài tập có nội dung khác nhau nhưng lại có hình thức tương tự nhau (như chạy và đi bộ). Đồng thời có những bài tập có nội dung giống nhau nhưng hình thức lại khác (nhau như chạy bơi cùng một cường độ sinh lý).

Tags : nội dung tập thể tác động cấu thành quá trình cơ bản cơ thể phản ánh sinh lý phức tạp có thể xem xét quan điểm tâm lý học sinh lý học sinh cơ