Âm nhạc trong sân khấu truyền thống

Âm nhạc nói chung và âm nhạc trong sân khấu Tuồng nói riêng đều bắt nguồn từ cuộc sống lao động, các tập tục tôn giáo như: ma chay, tế lễ, diễn xướng dân gian.Cộng với âm nhạc cung đình được chắt lọc, nâng cao cho phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu, đặc trưng của nghệ thuật sân khấu mà hình thành nên.Đặc biệt là sân khấu Tuồng truyền thống.

Giới thiệu đôi nét về âm nhạc trong sân khấu truyền thống.

I. Nguồn gốc và vai trò âm nhạc trong sân khấu Tuồng:

-    Nguồn gốc hình thành:
Âm nhạc nói chung và âm nhạc trong sân khấu Tuồng nói riêng đều bắt nguồn từ cuộc sống lao động, các tập tục tôn giáo như: ma chay, tế lễ, diễn xướng dân gian.Cộng với âm nhạc cung đình được chắt lọc, nâng cao cho phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu, đặc trưng của nghệ thuật sân khấu mà hình thành nên.Đặc biệt là sân khấu Tuồng truyền thống.
-   Vai trò âm nhạc trong sân khấu Tuồng:
 Là sân khấu ca kịch có nhiều yếu tố nghệ thuật tham gia, trong đó âm nhạc giữ một vai trò hết sức quan trọng.Ngoài việc đệm cho hát, cho múa, cho các hiệu quả sân khấu như: phong ba bão tố, chiến trận sa trường, đăng đàn bái tướng v v. Âm nhạc trong sân khấu Tuồng còn thể hiện tình cảm nhân vật trong các lớp diễn không lời và còn làm cầu nối của thế giới nội tâm nhân vật tới khán giả...
II. Đặc trưng của âm nhạc trong sân khấu Tuồng
-          Trước hết ta phải nói đến sự mẫu mực của âm nhạc sân khấu Tuồng trong phối hợp biểu diễn. Tuy là phục vụ cho các vai diễn, lớp diễn nhưng dàn nhạc cũng như diễn viên đều phải tuân thủ theo một nguyên tắc chung đó là 'lề lối'.Một nguyên tắc do nhiều thế hệ nghệ nhân sáng tạo, chắt lọc và được tồn tại đến ngày nay đã trở thành truyền thống.Cũng chính từ 'lề lối' đó mà âm nhạc trong sân khấu Tuồng không giống với âm nhạc của các loại hình sân khấu khác. Cụ thể là:

+ Nhạc cụ trống luôn luôn làm nhiệm vụ dẫn dắt, mở đầu cho mọi tình huống sân khấu. Từ 'điểm' cho nhân vật ra, vào hay khởi đầu cho câu nói, điệu hát của vai diễn đều phải theo trình tuự là: Trống, tiếp đến dàn nhạc diễn tấu rồi mới đến diễn viên nói hoặc hát tuỳ theo nhân vật. Nguyên tắc này được vận dụng cho tất cả các vai diễn, vở diễn của Tuồng truyền thống.
+ Nói đến sân khấu Tuồng ta đêù biết đó là loại hình sân khaấu ' bi hùng'. Tức là 'cái bi' tới mức tột cùng của suự đau thương mất mát.'Cái hùng' phải đạt đến đỉnh điểm của sự hoành tráng hào hùng...

-          Để đáp ứng được những yêu cầu đó cũng là do cơ cấu cho một dàn nhạc trong sân khấu Tuồng truyền thống là không thể thiếu được các nhạc cụ như: Kèn và Trống. Tiếng Trống thúc quân, tiếng Kèn xung trận, hoà cùng tiếng quân reo để tạo nên cảnh chiến trường ác liệt khiến người xem đôi khi phải nín thoở, tim đập rộn ràng...roi những ớp chia li, tang tóc thì tiếng kèn như tiếng gào thét oán than. Những âm sắc đó, những hiệu quả đó chỉ có âm nhạc sân khấu Tuồng mới thể hiện nổi, mới đạt tới cái giá trị thẩm mỹ của môn nghệ thuật 'bác học' mà nguời ta thường gọi.
Ngoài ra âm nhạc trong sân khấu Tuồng có ba hình thức diễn tấu:
1.       Rao, Dạo: là đánh những câu mang tính 'ứng diễn' nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh, tâm lý nhân vật nhằm gợi cảm, hỗ trợ cho diễn viên biểu hiện vai diễn, lớp diễn đó. Mặt khác là làm điểm tựa cho diễn viên không bị chênh hơi, lạc giọng.

2.       Tòng đệm cho hát: là cơ sở giai điệu và tiết tấu của bài hát người nhạc công đệm theo. Nhưng không hẳn phải giống nguyên xi từng lời, từng chữ của câu hát mà trong đó có sự sáng tạo mang tính 'ngẫu hứng', riêng biệt mà không tách rời. Cách đệm này tuỳ theo khả năng nhạc công và tính năng của từng nhạc cụ.

3.       Các bài nhạc đệm cho nói và hát: khác với các loại hình sân khấu khác, âm nhạc trong sân khấu Tuồng có một số bài nhạc đệm cho nói và hát. Mặc dù giữa giai điệu nói và hát không giống giai điệu bài nhạc đệm nhưng nó vẫn hoà quyện nhau, hỗ trợ nhau để biểu đạt được lời văn, ý thơ của nhân vật một cách ngọt ngào và hiệu quả. Mặt khác cũng nói lên mối quan hệ giữa âm nhạc với vai diễn hết sức chặt chẽ. Cụ thể như:
Nói khoan thai đĩnh đạc (còn gọi là nói Lối) đệm bài Xây Hạ. Nói vội vã, vui tươi (còn gọi là nói Lối xuân) đệm bài Xây Tá. Nói giọng sầu bi (còn gọi là Lối ai) Đệm bài Xuân Nữ.

Hát ai oán, não nề (còn gọi là hát Nam) đêm bài Nam thương. Cũng hát Nam nhưng khẩn trương, vội vã (còn gọi là hát Nam chay) đệm bài Nam tẩu ai. Hát vui tươi, lạc quan (còn gọi là hát Nam xuân) đệm bài Nam Xuân. Hát vui tươi và khẩn trương hơn (vẫn gọi là hát Nam xuân) nhưng đệm bài Nam tẩu xuân...
III.           Cơ cấu cho một dàn nhạc tuồng
Trong một dàn nhạc Tuồng có ba nhạc cụ không thể thiếu đó là: Trống, Kèn và Nhị. Bởi vì ba loại nhạc cụ này thường xuyên có mặt để phục vụ và hỗ trợ cho các vai diễn, lớp diễn từ đầu cho đến cuối vở.

Từ bước chân, từ điệu hát. Từ lời nói đến các lớp múa không lời. Nhạc cụ trống ví như người bạn đồng hành của nhân vật. Nó đan xen, hoà quyện với vai diễn, không những làm cho trạng thái tâm lý nhân vật thêm đậm nét mà còn hỗ trợ cho các hành động nhân vật đạt tới sự bạo liệt, hào hùng...
Khác với nhạc cụ Trống, Kèn Tuồng không sử dụng liên tục mà chỉ được sử dụng vào những chỗ chuẩn bị cho sự kiện, sự biến hoặc các lớp cao trào của vở diễn. Nên mỗi khi tiến kèn xuất hiện càng bộc rõ nét hơn tính đặc trưng của âm nhạc Tuồng truyền thống.
Là loại hình sân khấu ca kịch cho nên hát có một vai trò hết sức trọng yếu. Ngoài việc chuyển tải nội dung nó còn được xử lý trong các lớp mà trạng thái tâm lý nhân vật được đẩy tới đỉnh điểm thì hát trước hết là Nhị. Từ Rao, Dạo gợi cảm, giữ bậc giọng cho diễn viên đến vào đầu của các thể bài bản, cây Nhị luôn luôn có mặt. Do vậy mà trong dàn nhạc Tuồng người ta quen gọi là 'Nhị chính'.
Ngoài ra còn có các nhạc cụ khác nếu có như: Nhị phụ (tức Cò lòn), Hồ tiểu, Hồ trung, Hồ đại - đàn bầu, đàn nguyệt (tức đàn Kìm), đàn Tam, đàn Tuứ, đàn Sến, đàn Tỳ bà, đàn Thập lục (tức đàn Tranh) - Tiêu, sáo - Trống cơm, Mã la (tức Đồng la), Chiêng, Não bạt, phách Ngô, Mõ...v.v
Tất cả các nhạc cụ trên ngoài nhiệm vụ đệm cho hát, múa, diễn ra nó còn tạo được nhiều màu sắc âm nhạc mang tính đặc trưng như: 'tiếng đàn thánh thót, tiếng sáo véo von tiếng đàn bầu nỉ non, ai oán' v.v. Những nhạc cụ mầu sắc đó khi được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc không những nó làm tăng thêm hiệu quả cho vai diễn, lớp diễn mà còn tạo được cảm xúc và sự hấp dẫn cho người nghe...Chính vì lẽ đó mà các nghệ nhân xưa từng nói: 'diễn viên với nhạc như cá với nước' là như vậy.
Hơn thế thế nữa, không chỉ với những vở Tuồng truyền thống mà kể cả các vở Tuồng lịch sử, cận đại, hiện đại thì âm nhạc trong sân khấu Tuồng vẫn luôn phát huy được tính đa dạng và hiệu quả vốn có của nó.
Nhạc sỹ, NSƯT Xuân Vượng
Nhà hát Tuồng Việt Nam
Tháng 06/2007

Tags : âm nhạc sân khấu lao động tập tục tôn giáo ma chay tế lễ nâng cao phù hợp yêu cầu nghệ thuật truyền thống giới thiệu nguồn gốc vai trò