Lý thuyết khoa học mới về vai trò của tôn giáo trong tiến hóa xã hội

Lịch sử phát triển của con người theo hướng thông minh với tính cộng đồng cao hơn có thể bắt đầu cùng với sự xuất hiện của tôn giáo, theo Giáo sư Robin Dunbar, một nhà khoa học về tâm lý học tiến hóa tại Đại học Oxford. 

Giáo sư Dunbar cho rằng con người cần một thứ gì đó để ngăn chặn việc giết hại, làm tổn thương lẫn nhau và tôn giáo đã mang lại những logic cần thiết thông qua việc đưa ra các ý tưởng rằng tất cả mọi người là một phần của một gia đình.

Giáo sư tâm lý học tiến hóa hiện đang giảng dạy tại Đại học Oxford và trước đó đã nổi danh bởi nghiên cứu của mình về các kết nối đồng loại trong thế giới động vật. Ông thấy mỗi loài linh trưởng đã có thể tạo ra và giữ một gắn kết đồng loại với các thành viên khác của loài đó. Ông đã tìm thấy bộ não của một loài linh trưởng nào đó càng lớn thì các gắn kết đồng loại được hình thành càng nhiều. Ví dụ, loài vượn có gắn kết đồng loại tốt hơn so với con khỉ.

Tương tự như vậy, giáo sư Dunbar chỉ ra rằng loài người là có khả năng nhất trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội. Trong thực tế, ông là người sáng lập của "thông số Dunbar", một cấu trúc số được sử dụng để nhận diện, đánh giá mức độ quan hệ xã hội của một con người có thể duy trì. Theo thông số Dunbar, trung bình mỗi người có thể duy trì quan hệ với 5 người mật thiết, 50 người bạn tốt, 150 bạn bè và 1.500 người quen.

Trong việc tìm kiếm gần đây của giáo sư Dunbar để xác định lý do tại sao những thông số trên rất cao đối với loài người, ông tin rằng đã tìm thấy câu trả lời của mình trong tôn giáo. Theo giáo sư, hầu hết các quan sát của ông đều hướng đến tôn giáo ở theo cách này hay cách dạng khác.

Điều này phù hợp với những gì các nhà thần kinh học gần đây đã bắt đầu khẳng định rằng tôn giáo là thứ gì đó mang tính tự nhiên. Giờ đây, với giả thuyết của giáo sư Dunbar, có thể cắt nghĩa tại sao hầu hết mọi người có tín ngưỡng tôn giáo. Cuối cùng, tôn giáo có thể đã đặt nền tảng cho tất cả các chức năng quan trọng nhất của xã hội.

Ông Robin Dunbar đã tiến hành các nghiên cứu khác và kết luận rằng tiếng cười và ca hát là hai thành phần quan trọng khác liên quan đến sự phát triển của các mối quan hệ xã hội. Tôn giáo là nhân tố thứ ba nhà khoa học này đang cố gắng làm sáng tỏ.

Giáo sư Dunbar nói rằng cả ba nhân tố kích hoạt những gì được biết đến như là sự tiết ra chất endorphin (chất dẫn truyền thần kinh trong não có tác dụng tạo cảm giác tích cực và cải thiện tâm trạng trong cơ thể) dẫn đến sự liên kết xã hội.

Tuy nhiên, vai trò của tôn giáo sẽ chỉ được làm rõ hơn trong thời gian tới. Giáo sư Dunbar hy vọng sẽ có được kết quả cuối cùng trong thời gian ba năm. Nghiên cứu này sẽ dựa trên "cây tiến hóa của tôn giáo" để xác định khi nào các truyền thống tôn giáo đã xuất hiện và liên hệ với nhau.

Quang Nhượng (tổng hợp).

Tags : lịch sử phát triển thông minh có thể bắt đầu xuất hiện tôn giáo giáo sư nhà khoa học tâm lý học tiến hóa đại học