Kết quả nghiên cứu: Tụng niệm tôn giáo giúp giảm căng thẳng

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Hồng Kông nói rằng sức mạnh của việc tụng kinh có hiệu quả khi đối phó với những đau khổ về tâm lý.

Các nhà nghiên cứu Phật giáo nói trên từng công bố những phát hiện chỉ ra mối quan hệ giữa lý trí và tình cảm trước đây cũng đã công bố những phát hiện cho thấy việc tụng kinh có thể làm giảm căng thẳng.

Ngài Sik Hin Hung, Tu sĩ Phật giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học Đại học Hồng Kông nói: "Chúng tôi phát hiện ra sức mạnh của việc tụng kinh có hiệu quả trong việc đối phó với những đau khổ về tâm lý. "Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng luận văn nghiên cứu này có liên quan đến những người đang phải đối mặt với căng thẳng."

Nghiên cứu đã được thực hiện trên 21 người theo Phật giáo có ít nhất một năm kinh nghiệm niệm A Di Đà là tên của một vị Phật. Mỗi người tham gia phải đối diện với những hình ảnh kích thích sự căng thẳng và hình ảnh trung tính trong khi âm thầm niệm A Di Đà, Santa Claus, hoặc không tụng niệm.

Ở giai đoạn đầy, kết quả cho thấy trong cả ba điều kiện tụng niệm, phản ứng ban đầu trước các hình ảnh gây căng thẳng cao hơn phản ứng trước các hình ảnh trung tính và phản ứng ban đầu đối với các kích thích căng thẳng đã không thay đổi ở những người niệm A Di Đà. Điều này có nghĩa là những người tham gia không chuyển sự chú ý của họ ra khỏi những hình ảnh tiêu cực bằng cách tụng kinh, họ đã chú ý đối diện vào các bức tranh mà không cần phải tránh.

Sang đến giai đoạn sau, kết quả cho thấy phản ứng trước các hình ảnh gây căng thẳng gần như đã biến mất hoặc tương tự như phản ứng của người tham gia khi đối diện trước các hình ảnh trung tính.

Trong phân tích của họ, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng kết quả này phù hợp với Thuyết giảng của Đức Phật về sự đau đơn (Sallatha Sutta) khi ngài nói rằng một người thực hành tốt chỉ phải trải qua những cơn đau ban đầu của các sự kiện có hại, nhưng sẽ không phản ứng lại với những cảm xúc tiêu cực bổ sung.

Để khám phá thêm những tác động của việc tụng niệm A Di Đà, các nhà nghiên cứu đã hỏi một tu sĩ có nhiều kinh nghiệm thực hiện việc tụng niệm trong khi chụp ảnh cộng hưởng chức năng (FMRI) vị tu sĩ này.

Các kết quả cho thấy rằng vỏ não viền phía sau - một khu vực của não nhạy cảm với ký ức tự truyện và tự phản chiếu - cho thấy mức độ hoạt tính thấp hơn. Điều này cho thấy rằng việc tụng kinh giảm tác động của căng thẳng bằng cách làm suy giảm ảnh hưởng của suy nghĩ tự thân.

"Mọi người vẫn tụng niệm vì nó mang lại cho họ những lợi ích tâm lý", Ông Hin Hung nói. "Không chỉ vì họ muốn đi đến cõi tịnh độ. Nếu bạn có một cuộc sống hằng ngày căng thẳng, điều này cũng sẽ giúp bạn".

An Nam

Tags : nghiên cứu trung tâm phật giáo sức mạnh tụng kinh hiệu quả đối phó đau khổ