Nhã nhạc triều Nguyễn

Ths. Vĩnh Phúc

 CHƯƠNG VIII - CÁC LOI NHC C

Đầu triều Nguyễnngoài thiết chế “Ty trúc” (đàn sáo = Tế nhạc), “Cổ xúy” (trống kèn = Đại nhạc), đến thời Minh Mạng đã cho “khảo lại đồ bát âm” để đồ nhạc. Thiết chế này thể hiện bằng các nhạc cụ trong dàn nhạc Huyền, với cơ cấu nhạc khí tương tự như bát âm trong dànĐường thượng chi nhạctriều Lê.

    ảnh: VP

Hệ thống Bát âm Trung Hoa, như đã đề
cập nhiều lần trước, đã sử dụng 8 nguyên liệu
để chế tác nhạc cụ:                                                                                          

1. Cách (da): Các loại trống

2. Bào (vỏ quả bầu): Sênh

3. Trúc (trúc-tre): Các loại sáo ngang và sáo dọc 
  như địch, quản, thược, tiêu, trì

4. Mộc (gỗ): Chúc, ngữ, sinh, phách

5. Ty (tơ): Nhạc cụ dây như đàn cầm, đàn sắt, tỳ

6. Thổ (đất): Huân

7. Kim (kim khí): Biên chung, bác chung, thanh la, não bạt

8.Thạch (đá): Biên khánh, đặc khánh

Bát âm được thể hiện bằng sơ đồ Bát quái sau[1]:

Phần trình bày các loại nhạc cụ này chúng tôi không giới thiệu theo thứ tự của hệ thống Bát âm trên, và đây cũng không phải là một chuyên khảo về nhạc cụ học, nên không nhất thiết tất cả các nhạc cụ đều phải mô tả đầy đủ các tính năng theo thứ tự quen thuộc. Tuy nhiên, trong phân loại chúng tôi cũng dựa theo tiêu chí phân loại nhạc cụ của E.M. Hornbostel và C.Sachs đã được Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế (ICTM) thuộc UNESCO công nhận[2] và đang được một số nhà nghiên cứu Dân tộc nhạc học Việt Nam sử dụng: là căn cứ nguồn vật chất chuyển động tạo ra âm thanh để chia thành các họ; và căn cứ phương pháp kích âm để chia các nhạc cụ trong họ thành các chi.

 1. Họ dây (Chordophone)

1.1. Họ dây chi gảy:

- Đàn tam

Đàn 3 dây bằng tơ se (ty). Hộp đàn là khuôn gỗ dầy hình chữ nhật (4 cạnh tròn), kích thước 14x17cm. Thành đàn cao khoảng 5cm bằng gỗ cứng. Đáy bịt gỗ, có lỗ thoát âm. Mặt đàn làm bằng da trăn, da kỳ đà, trên mặt có gắn một cái thú để mắc dây. Cần đàn dài 0,65m không có phím, 3 dây được mắc như sau: son-đô1-son1, hoặc son-rê1-son1.

 

Đàn tam là một nhạc cụ dây trong dàn Nhã nhạc (Tiểu nhạc, Ty trúc tế nhạc) và dàn nhạc Ca Huế thính phòng.

 
Đàn tam

 - Đàn tỳ bà

Tỳ bà du nhập rất sớm vào Trung Quốc với tên gọi pi pa, ở Nhật với tên gọi bi wa. Cần và thùng đàn liền nhau mang hình quả lê bổ đôi.

Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94-100cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Đàn gồm 4 dây bằng tơ se (ty), dây được mắc như sau: đô-pha-son-đô1  

 

hoặc: son-đô1-rê1-son1


Đàn tỳ bà

Đàn nguyệt

Mặt đàn hình tròn đường kính 30 cm bằng gỗ nhẹ, xốp để mộc. Trên mặt đàn có gắn một bộ phận để mắc dây, gọi là thú. Thành đàn mỏng làm bằng gỗ cứng cao khoảng 6cm, đáy bịt gỗ, không có lỗ thoát âm. Cần đàn dài khoảng 100cm có gắn 10 phím theo thang 5 âm (7 phím gắn ở cần đàn, 3 phím gắn ở mặt đàn). Thủ đàn lắp 4 trục lên dây nhưng chỉ mắc 2 dây bằng tơ se. Hai dây đàn nguyệt lên cách nhau một quãng 5 đúng: fa-đô1; sol-rê1 hoặc quãng 4 đúng g-c1; d1-g1.

Đàn nguyệt là một nhạc cụ thường xuyên trong dàn Nhã nhạc và dàn nhạc Ca Huế thính phòng.

Đàn nguyệt

 

 Đàn cầm

Đàn cầm xưa có 5 dây tơ se, sau dùng 7 dây: dài 3 thước, 6 tấc cổ. Dùng ngón tay mà gảy theo 13 ký hiệu, phát ra 13 âm thanh (theo Từ nguyên, trang 997).[3]

Đàn cầm cũng như đàn sắt (dưới) là thành phần trong thiết chế Bát âm của dàn nhạc Huyền.

Đàn sắt

Đàn sắt, xưa có 50 dây, sau đổi làm 25 dây; mỗi dây có một trụ. Khi đánh đàn thì làm di động ở trên hay dưới để cho âm thanh phát ra trong, đục, bổng, trầm khác nhau (theo Từ nguyên).

Đàn cầm, đàn sắt theo GS. Trần Văn Khê là tiền thân của đàn tranh Việt Nam: “Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam là đàn "tranh" giống như đàn "sắt" từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời Trần hay trước nữa, dùng trong dân dã dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép. Nhưng qua 7, 8 thế kỷ, người nước Việt dùng nó, tạo cho nó một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức. Đàn tranh đã thành nhạc cụ hoàn toàn mang tính dân tộc Việt Nam vì đã được người Việt ưa dùng, truyền từ đời này đến đời kia hằng 700-800 năm, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam”.

 

 1.2. Họ dây chi cung kéo:

- Đàn nhị

Đàn nhị thuộc họ dây chi cung kéo. Cung kéo được làm bằng tre hoặc gỗ được uốn cong hình cánh cung, người ta mắc vĩ như dây cung. Vĩ đàn đặt giữa hai dây, khi đàn vĩ cọ xát vào dây phát ra âm thanh.

Theo hình chạm khắc một dàn nhạc ở bệ đá kê chân cột chùa Phật Tích thuộc thời Lý (chúng tôi đã giới thiệu ở phần trước). Dàn nhạc đó gồm 10 nhạc công ăn mặc giống như người Chăm và chơi các loại nhạc cụ trong đó có một nhạc cụ gần giống như đàn hồ 2 dây và là tiền thân của cây đàn nhị bây giờ. Căn cứ vào đó người ta đã ước đoán đàn nhị có thể du nhập vào Việt Nam theo con đường của người Chăm và cũng có thể du nhập theo con đường Trung Hoa tùy theo từng thời gian địa điểm khác nhau.

Đàn nhị có 2 dây bằng tơ se, gần đây đã thay bằng dây kim khí, được lên theo quãng 5 đúng. Ví dụ muốn đánh những bài Bắc (có tính chất vui) tương ứng với hai âm g1-d2, bài Nam (tính chất buồn) f1-c2, bài Chèo c1-g1...

Đàn nhị là thành viên cố định của dàn Nhã nhạc cũng như dàn Ca Huế thính phòng, dàn nhạc Tuồng cung đình.


Đàn nhị

2.  Họ hơi (Airophone)

2.1. Họ hơi chi thổi:

- Kèn dăm (kèn loa, kèn bầu, kèn bóp)

Kèn dăm là nhạc khí hơi, sử dụng dăm kép, thổi ít tốn hơi, tiếng kèn vang, mạnh, chói. Trong âm nhạc cung đình thời Nguyễn, loa kèn thường làm bằng gỗ, tai loa cụp cong vào phía trong để âm thanh đỡ chói. Các lỗ bấm của kèn bầu được khoét với khoảng cách đều nhau để có thể phát ra các âm theo thang âm 7 cung chia đều.

 

Kèn dăm

Thang 7 cung chia đều gần với yếu tố của điệu Nam Huế với đầy đủ các bậc phụ: các lỗ khoét ứng với các bậc Hò-Xê-Liu là các quãng 5 đúng, 4 đúng trong một quãng 8 đúng. Trong khung ổn định này được chia đều cho các bậc còn lại: -xự -i -xàng--cống- phàn -Liu.

Kèn có ba loại: kèn đại, kèn lỡ (kèn trung), kèn tiểu. Trong dàn Đại nhạc thường dùng kèn trung và kèn đại.

Âm vực kèn trung: fa1-fa3

 

Kèn dăm là linh hồn của dàn Cổ xúy Đại nhạc.

 - Trùng quyển xúy quản

Chỉ thấy tên trong đội Bả lệnh của chúa Trịnh, không thấy kê trong các dàn nhạc triều Nguyễn. Chúng tôi cho rằng đây là loại kèn đôi (trùng quyển) được giới thiệu bằng hình vẽ trong tạp chí Société des Etudes Indochinoises.[4] Kèn được làm bằng hai ống tre, gồm bảy lỗ bấm.

 

- Sáo ngang

Sáo ngang là nhạc khí hơi thổi ngang được làm từ nguyên liệu là tre, trúc phổ biến tại Việt Nam cũng như một số nước châu á. Sáo ngang là nhạc khí hơi lỗ thổi. Sáo ngang được nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc thì có tên là ống địch. ống địch có lỗ màng và 6 huyệt bấm hình tròn với khoảng cách đều nhau, để có thể phát ra các âm theo thang âm 7 cung chia đều (sáo ngang ngày nay được khoét dựa theo thang âm bình quân để tấu những bài nhạc mới).

Sáo thường dùng là sáo đô (c1-c3) và sáo son (g1-g3)

  

Sáo

 - Tiêu

Cũng như sáo, tiêu cũng được làm từ tre, trúc, nằm trong nhóm Ty trúc của thiết chế bát âm. Sáo thổi ngang nhưng tiêu là nhạc cụ thổi dọc. Tiêu đã có ở Việt Nam hàng nghìn năm, trên hình chạm ở bệ cột đá chùa Phật Tíchtừ thế kỷ XI ta thấy hình người thổi tiêu.

Tiêu làm bằng ống nứa rỗng hai đầu, đường kính khoảng 2cm, dài khoảng 45cm. Người ta khoét hai bên gờ miệng ống một lỗ hình bán nguyệt để thổi. Trong trường hợp này phải tì đầu ống tiêu có lỗ thổi vào cằm để bịt đầu ống. Có nơi làm bằng ống nứa một đầu có mấu, để không phải tì cằm. Tiêu có 6 lỗ bấm hình tròn nằm dọc theo lỗ thổi và một lỗ bên dưới được khoét các lỗ theo thang âm bảy cung chia đều.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chú thích: “Tiêu: Cái tiêu xưa làm bằng trúc, hạng lớn: 23 ống, hạng nhỏ: 16 ống, khác với cái tiêu ngày nay chỉ có một ống(theo Từ nguyên, trang 1141) thì có thể đây là Bài tiêu.

Âm thanh của tiêu trầm ấm, du dương, trữ tình phù hợp với tình cảm sâu lắng, êm dịu. Tiếng tiêu nghe gần tưởng như nhỏ, nhưng thật ra vang rất xa. Tầm âm tiêu rộng hai quãng tám: từ đô1 đến đô3 (c1-c3).  


Tiêu

 

- Sinh (sênh)

Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển XVII chú thích theo Từ nguyên: “Sinh: Thứ nhạc khí xưa làm bằng vỏ quả bầu, trong xếp 13 chiếc ống nhỏ, thành hàng quây tròn, thổi ở một cái vòi có cựa(theo Từ nguyên, trang 1127).

Sênh là nhạc khí thuộc Bát âm Trung Hoa, thuộc nhóm bào. Dưới thời Nguyễn cũng như Đường thượng chi nhạc đời Lê, sử sách không thấy mô tả việc diễn tấu của nhạc cụ này, kể cả trì và thược và huân (riêng ống thược có mô tả như một đạo cụ trong múa Văn).


Sinh

Trì, thược, huân

Trong Bát âm, trì và thược thuộc nhóm ti trúc, huân thuộc thổ. Như đã đề cập ở trên, ba nhạc cụ họ hơi, chi thổi này không được sử sách mô tả về cách thức diễn tấu. Riêng thược được mô tả là đạo cụ trong múa Bát dật: “Vũ sinh ban Văn tay trái cầm ống thược (sáo 3 lỗ), tay phải cầm cái vũ bằng đuôi con trĩ…”. Khâm định Việt sử chỉ chú thích theo Từ nguyên:

Trì: một nhạc khí xưa, thổi ra tiếng để hòa hợp nhịp nhàng với cái huân (theo Từ nguyên).

Thược: nhạc khí xưa, giống cái đoản địch (sáo ngắn) có ba lỗ (theo Từ nguyên).

Cái huân, nặn bằng đất, to bằng quả trứng ngỗng, trên thót dưới phình, trong rỗng miệng có một lỗ để thổi, thành phía trước có 4 lỗ, thành phía sau có 2 lỗ (theo Từ nguyên, trang 353).


Huân

- Tù và

Là một loại còi làm bằng sừng trâu hoặc vỏ ốc biển. Dàn Đại nhạc triều Nguyễn Khâm định Đại Nam hội điển có ghi 4 tù và sừng trâu, 2 tù và ốc biển.

Đầu nhọn của sừng trâu, các vỏ ốc biển hoặc ngà voi... được cưa thủng mài bằng làm miệng thổi. Khi thổi đặt hai môi trực tiếp vào miệng thổi của tù và. Vai trò của hơi điều khiển luồng hơi mạnh, nhẹ làm chấn động cột không khí, tạo nên âm thanh. Tiếng tù và trầm, đục, âm thanh kêu to, mạnh mẽ và vang xa.          

                                                                                

Tù và

 3.  Họ màng rung (Membranophone)

3.1. Họ màng rung chi vỗ:

- Trống bồng

Trống bồng là nhạc khí họ màng rung chi vỗ. Trống chỉ bịt một mặt bằng da trăn, vỗ bằng bàn tay, tang trống dài bằng gỗ, giữa tang trống thắt lại.

 Trống bồng

Trống bồng thường được biên chế trong dàn Đại nhạc. Trong dàn nhạc Thiều, trống bồng được sử dụng cùng với trống phong yêu.

- Trống phong yêu

Trống phong yêu còn gọi là trống tầm bông, là nhạc cụ màng rung chi vỗ. Theo Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút: "Trống phong yêu cổ giống như trống cơm, nhưng một mặt hơi to, giữa thắt lưng ong; tiếng kêu nhẹ là tầm,nặng là bông,tục gọi là trống tầm bông".


Trống phong yêu

Trống phong yêu đã được chạm khắc trên bệ đá chân cột chùa Vạn Phúc thời Lý; có mặt trong đội Bả lệnh của chúa Trịnh thời Lê, trong dàn nhạc Thiều, Nhã nhạc thời Nguyễn.

3.2.  Họ màng rung chi gõ:

- Trống mảnh (đan diện cổ, bản cổ)

Loại trống nhỏ một mặt da nên xưa gọi là đan diện cổ. Đường kính trống khoảng từ 15-20cm, tang trống thấp từ 4-5cm. Trong dàn Nhã nhạc, nhạc sinh một tay cầm trống một tay cầm dùi gõ. Một loại khác là trống bộc, cũng tương tự như trống mảnh.

Trống mảnh

 

- Trống chiến

Trống chiến nhỏ hơn trống đại, là thành phần không thể thiếu trong biên chế Cổ xúy của dàn Đại nhạc triều Nguyễn.


Trống chiến 

Học giả E. Le Bris có nhận xét về nhạc công đánh trống của Việt Nam như sau: "Người Việt, trong thực tế, có giác quan rất sành nhịp điệu và sau một ít chuỗi âm thanh họ làm chủ trong nghệ thuật tung hứng với các thao tác nhấn hụt và nhấn lệch. Người đánh trống định âm trong dàn nhạc cung đình là một người kỳ tài giữ nhịp, hiểu theo nghĩa này và có thể đua tài với những tay trống thiện nghệ của những dàn nhạc lớn ở Paris".[5]  

 

 Trống chiến trong dàn Đại nhạc

 

- Trống đại

Trống lớn, còn gọi là trống cái. Trong dàn Đại nhạc, dàn nhạc Thiều triều Nguyễn, trống được treo trên giá do ty Kỳ cổ phụ trách.


Trống đại

 - Kiến cổ

Được kê trong dàn Nhạc Huyền, dàn Đại nhạc và nhạc Thiều triều Nguyễn thời kỳ sau.

Kiến cổ là “thứ trống có lỗ vuông ở giữa và đóng trụ suốt trung tâm để dựng lên. Trên trụ có hình cái tán…”[6].


Kiến cổ. ảnh: TL

4.  Họ tự thân vang (Idiophone)

4.1. Họ tự thân vang chi gõ:

- Chung, khánh

Dàn chuông đồng và dàn khánh đá thuộc nhóm Kim và Thạch trong thiết chế Bát âm Trung Hoa, được kê trong dàn Đường thượng chi nhạc đời Lê mà chúng ta chỉ biết trong sử sách, còn hình dáng và cách thức diễn tấu của biên chung, biên khánh thời kỳ này, đến nay vẫn chưa được biết đến. Dưới triều Nguyễn, từ thời Minh Mạng trở đi chúng ta được biết các nhạc khí này trong biên chế của dàn nhạc Huyền và dàn nhạc Thiều. Hiện nay, tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế đang bảo quản và trưng bày một số chung, khánh còn giữ lại được (8 biên chung, 2 bác chung, 15 biên khánh, 1 đặc khánh).


 Bộ biên khánh 12 chiếc còn lại
tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế

Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi rõ, năm Minh Mạng thứ 9 (1828): “…khoản đồ nhạc cũng nên khảo đính rộng thêm, bắt chước người xưa thi hành cho thích hợp. Vả lại trong nhạc bát âm, đồ kim đồ thạch là trọng. Vì thế cổ nhân chế nhạc khí, có thứ chuông khánh lớn và các chuông khánh nhỏ. Nay xin chế thêm 1 chuông to và 1 khánh lớn nữa, lại bắt chước 12 âm luật chính thanh[7] chế ra chuông nhỏ khánh nhỏ đều 12 cái. Tất cả chuông dùng chất đồng, khánh dùng chất đá đến tấu nhạc, mỗi bài nhạc, thì trước tiên đánh 3 tiếng chuông. Khi nhạc đã cử hành, thì dùng chuông nhỏ, khánh nhỏ họa cùng đàn, sáo. Sau cùng đánh 3 tiếng khánh lớn”.[8]

Đặc khánh triều Nguyễn xưa còn giữ lại 

Chuông nhỏ, khánh nhỏ là biên chung, biên khánh; Chuông lớn, khánh lớn là bác chung và đặc khánh.

Khâm định Việt sử thông giám cương mụcdẫn theo Từ nguyên về biên khánh và biên chung như sau:

- "Biên khánh", thứ nhạc khí gồm 16 chiếc khánh cùng treo vào một giá bề dài và bề ngang đều giống nhau, chỉ khác là có cái mỏng, cái dày để hợp với 12 chính luật và 4 bội luật (theo Từ nguyên, trang 1175).

- "Biên chung". Thứ nhạc khí gồm 16 cái chuông cùng treo vào một giá, chia làm hai đợt, ăn khớp với 12 chính luật và 4 bội luật. Chuông lớn và chuông nhỏ đều hình chầy, phía dưới phẳng miệng. Cứ theo dày hay mỏng mà xếp thứ tự, cao độ 7 tấc 5 phân thời xưa (theo Từ nguyên, trang 1175).

Triều Nguyễn chỉ sử dụng hệ thống 12 âm luật chính thanh để chế tác 12 biên khánh, cũng như 12 biên chung. 12 chuông nhỏ và 12 khánh nhỏ đều được khắc tên âm của Thập nhị luật, gồm:

Sáu dấu Dương là Luật, tương ứng với 6 âm:

1. Hoàng chung

2. Thái thốc

3. Cô tẩy

4. Nhuy tân

5. Di tắc

6. Vô dịch

Sáu dấu Âm là , tương ứng với 6 âm:

1. Lâm chung

2. Nam lữ

3. ứng chung

4. Đại lữ

5. Giáp chung

6. Trọng lữ

Dấu Dương đầu tiên của Luật là Hoàng chung. Sau một dấu Dương đến một dấu Âm của Lã theo thứ tự, sẽ hình thành một bán âm giai gồm 12 âm như gamme chromatique của phương Tây: [9]

 

Biên chung 12 chiếc triều Nguyễn xưa. ảnh: TL


Biên chung được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục chế[10]

Bác chung triều Nguyễn xưa còn giữ lại

Như vậy, một bộ chuông gồm 13 chiếc: 12 chuông nhỏ và 1 chuông lớn; một bộ khánh gồm 13 chiếc: 12 khánh nhỏ và 1 khánh lớn. Các nhạc khí này đều do 7 người trong Ty chung và Ty khánh đảm nhiệm.

Chung và khánh dưới triều Nguyễn không ít hơn 4 bộ. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đã chuẩn lời nghị xin làm thêm 3 bộ: “Phụng xét nhạc xưa, lấy chuông khánh làm mẫu mực các tiếng nhạc; Quốc triều nhạc khí về tế giao, khoản ấy đã được chuẩn định thi hành. Nay việc tế miếu là lễ long trọng, tiết tấu nhạc phải đều đủ cả 1 chuông lớn, 1 khánh lớn, 12 chuông nhỏ, 12 khánh nhỏ, đã phụng mệnh chế tạo cả bộ. Nay xin theo mẫu cũ, chiểu hạng chế thêm 3 bộ nữa…”.[11] Như thế, dưới đời vua Minh Mạng đã không ít hơn 4 bộ rồi, còn các đời vua sau thì chúng tôi chưa biết thêm thông tin, chỉ biết năm Thiệu Trị thứ 6 có cho chế tác một chiếc khánh, nhưng không phải khánh đá mà khánh bằng đồng.

“Thiệu Trị lục niên tạo 
tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế

Khánh đá, khánh đồng thật ra không hoàn toàn được du nhập vào Việt Nam qua thiết chế Nhã nhạc cung đình thời Lê, Nguyễn, mà từ xưa đã được sử dụng trong âm nhạc của Phật giáo Việt Nam.

 

Chiếc khánh đá tại chùa Trúc Lâm, Yên Tử        

         

     Khánh đồng tại chùa Yên Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Biên chung, biên khánh của một số nước có Nhã nhạc:

 Biên khánh, biên chung Trung Quốc. ảnh từ Google.com


Biên khánh, biên chung Hàn Quốc. ảnh từ Google.com

 

- Tam âm la

Tam âm la là nhạc cụ tự thân vang chi gõ, gồm ba chiếc thanh la cỡ nhỏ làm bằng đồng thau, đường kính khoảng 6-8cm, được treo trong ba vòng tròn của một chiếc khung bằng kim loại có tay cầm. Gõ bằng que tre hoặc kim loại.


Tam âm la

Tam âm la là thành viên cố định trong dàn Nhã nhạc, dàn nhạc Thiều triều Nguyễn.

- Mõ sừng trâu

Làm bằng sừng trâu dày, không để nguyên sừng mà chỉ cưa một khúc ngắn ở phần sừng to nhất.

Mõ sừng trâu thuộc họ tự thân vang chi gõ, được dùng trong dàn Đại nhạc.

Mõ sừng trâu

- Thanh la

Là loại chiêng phẳng, nhiều kích cỡ. Thanh la là nhạc cụ tự thân vang chi gõ, được dùng trong dàn Đại nhạc triều Nguyễn.

Thanh la

- Chiêng lớn

   Loại chiêng có núm, rất phổ biến của các dân tộc. Trong dàn Đại nhạc về sau thường có thêm 1 chiêng lớn treo trên giá, nhất là khi tấu bài Tam luân cửu chuyển.

   4.2. Tự thân vang chi dập:

   - Não bạt

  Còn gọi là chũm chọe, có nhiều kích cữ, loại nhỏ gọi là tiểu bạt. Não bạt được làm bằng hợp kim đồng thiếc, gồm hai chiếc giống nhau, hình tròn như chiếc đĩa, ở giữa có núm để cầm. Khi đánh hai tay cầm hai núm dập 2 mặt đĩa vào nhau, tiếng vang to, chói. Não bạt được dùng trong dàn Đại nhạc.


Não bạt

 

Nhạc công sử dụng não bạt trên đường đến Nam Giao

4.3. Tự thân vang chi quẹt:

- Ngữ

Ngữ thuộc Mộc trong Bát âm, được ghi trong Đường thượng chi nhạc thời Lê, trong nhạc Huyền thời Nguyễn. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chú thích theo tự điển Từ nguyên là: Ngữ: Thứ nhạc khí, làm giống hình con hổ đang phục, trên lưng có 27 cạnh khía khấp khểnh để gõ bằng dùi gỗ, điểm xen khi ngừng khúc nhạc (theo Từ nguyên, trang 664).

Trong lễ Tế giao triều Nguyễn, ngữ được mô tả như sau: “bằng gỗ có hình thù con cọp nằm, trên lưng đục rỗng, đựng 18 miếng ngữ dựng đứng sát nhau. Người ta dùng để báo tin hết một nhạc phẩm bằng cách dùng chiếc đũa gảy lướt trên 18 tấm ấy[12]và: “Hát xong ca khúc họ rung 3 lần ngữ, 3 lần biên khánh”.[13] Khâm định Đại Nam hội điển cũng có ghi: "bắt đầu đánh 3 tiếng chuông, sau đến bộ nhạc tiếng tơ tiếng trúc, và dàn chuông dàn khánh cùng nổi. Khúc ấy hết, thì đánh cái ngữ 3 tiếng sau đánh khánh lớn 3 tiếng.[14]

 

4.4. Tự thân vang chi lắc, quẹt, gõ:

- Sinh tiền (sênh tiền)

 
Sinh tiền

Gồm 3 thanh gỗ cứng chiều dài không đều nhau, chiều dài khoảng 25cm, chiều ngang khoảng 3cm và dày khoảng 0,6cm. Hai thanh dính vào nhau bằng một miếng da, có xâu một số đồng tiền, phía dưới 1 trong 2 thanh này có khía răng cưa theo chiều ngang. Thanh thứ 3 cũng khía răng cưa suốt chiều ngang. Nghệ nhân có thể  hai thanh vào nhau tạo nên tiếng phách gỗ, lắcđể khua các đồng tiền chạm vào nhau hoặc quẹtvào thanh có khía răng cưa để tạo âm thanh trong lúc hòa tấu.

Sinh tiền có mặt trong các dàn Nhã nhạc, Đại nhạc và nhạc Thiều.

- Chúc

Họ tự thân vang, chi lắc. Chúc thuộc nhóm Mộc trong Bát âm, được ghi trong Đường thượng chi nhạc thời Lê, trong dàn Nhã nhạc và nhạc Huyền thời Nguyễn. Khâm định Việt sử thông giám cươngmục chú thích theo tự điển Từ nguyên là: “Chúc làm bằng gỗ, đóng như cái đấu vuông, trên thách, dưới thu sâu 1 thước 5 tấc cổ, ba mặt đều bưng ván gỗ, đáy ván giữa làm lồi lên như mặt trống để đập gõ. Khi đánh, dùng cái ván có cán dài, gọi là cái "chỉ" mà rập thành tiết tấu. Nhạc khí này dùng để giáo đầu trước khi tấu nhạc(theo Từ nguyên, trang 759).

Khâm định Đại Nam hội điển chú thích: “Nhạc khí như cái thùng sơn, giữa có cái dùi suốt đến đáy, rồi lắc lên thành tiếng”.[15]

 

[1]. Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ: Bình giảng quẻ Dự - nhạc và nhạc lý cổ Trung Hoa. Internet.

[2]. Tô Ngọc Thanh: Nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Văn nghệ, 1995, tr. 15.

[3]. Quốc sử quán triều Nguyễn. Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Chính biên, quyển XVII. Bản dịch Viện Sử học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 428-434.

[4] Nguyễn Đình Lai: Les chants populaires du Viet-Nam. Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises,Saigon, 1956, tr. 27

[5]Musique Annamite airs traditionnels. Extrait du BAVH, Octobre - Novembre, 1922.

[6]Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tr. 112.

[7]. Thập nhị luật lệ. Vĩnh Phúc chú

[8]. Sđd, tr. 116

[9]. Nhân tử Nguyễn Văn Thọ: Bình giảng quẻ Dự - nhạc và nhạc lý cổ Trung Hoa. Nguồn:      httpwww.nhantu.net/DichHoc/queDu 

[10]. Biên chung được phục chế trên là phục chế về hình dáng để trưng bày, chưa phục chế về âm thanh.        

[11]Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tr. 117.        

[12]. R. Orband: Tế Nam Giao, Các điệu múa. BAVH, Nxb Thuận Hóa, Huế 1997, Tập 2-1915, tr. 136.

[13]. BAVH, Sđd, tr. 105.

[14]. Q.  87, dẫn theo Hồ Đắc Duy.  http:www.angelfire.com/ks3/hodacduy0/lichsu_06.htm.

 [15].. Sđd, tr. 114.

Tags : thiết chế minh mạng bát âm thể hiện nhạc cụ nhạc khí tương tự