Cây Rau cải (Brassicaceae)

1. Các loại rau cải

Cây cải xanh ta lá xanh vàng, mỏng, cọng nhỏ, bẹ dẹp, năng suất cao và ăn ngon. Thời gian từ gieo đến thu hoạch 40-45 ngày.

Cây cải xanh

Cây cải xanh

Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin… Công dụng của rau cải xanh: thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân suy  giáp (do thiếu iod), tiểu đường, chữa viêm ruột - gout…

Cây cải bẹ xanh có thân to, nhỏ khác nhau, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay để muối dưa (dưa cải). Thời gian thu hoạch cho cải bẹ xanh trong khoảng từ 40 - 45 ngày.

Cây cải bẹ xanh

Cây cải bẹ xanh

Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh cũng khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic… và là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Theo Đông y Việt Nam, cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí... Riêng hạt cải bẹ xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt...

Cải thìa hay Cải bẹ trắng, còn có tên là Bạch giới tử (danh pháp hai phần: Brassica chinensis) là một loài cải thuộc họ cải cùng họ với cải thảo, cải bẹ xanh.

- Lá rau cải chíp to, màu xanh đậm, bẹ to, màu nhạt dần về cuống, lá xếp thành búp như các cánh hoa. Hoa màu vàng tươi, ăn được.

- Cải chíp được trồng ở Trung Quốc từ thời cổ đại, và ngày nay được trồng rộng rãi ở Nam Á. Do cây chịu được lạnh nên gần đây đã trở nên phổ biến hơn ở Bắc Âu.

- Ở Việt Nam, cải chíp trồng thích hợp nhất là vào vụ đông xuân, nhiệt độ 15-22°C.

- Thời gian cho hoạch 40 - 45 ngày sau khi gieo

Cây cải chíp

Cây cải chíp

Cải chíp có tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc… Cải chíp có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.

Cải chíp có chứa lượng vitamin C lớn có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm trong cơ thể, chứa nhiều axit folic có tác dụng phòng ngừa khuyết tật cho thai nhi và tăng tiết sữa, rất tốt cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Cải chíp còn có tác dụng điều hòa huyết áp. Ngoài ra, cải chíp còn cung cấp cho cơ thể nhiều Beta carotene là hợp chất chống ôxy hóa có tác dụng chống ung thư cao.

​Cải ngọt thuộc họ thân thảo, tròn, cao từ 50 cm đến 100. Thời gian cho hoạch 30 - 40 ngày sau khi gieo.

Cây cải ngọt

Cây cải ngọt

Theo đông y, cải ngọt có tính ôn hòa, lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí… Nếu bạn thường xuyên ăn cải ngọt thì có thể chữa được các chứng ho, táo bón. Đồng thời, cải ngọt còn hỗ trợ khá tốt trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, ung thư ruột kết, ung thư gan và xơ cứng gan.

Cải củ (danh pháp hai phần: Raphanus sativus). Hiện nay, có hai loại cải củ chính được dùng phổ biến, đó là củ cải trắng (mùa đông) và củ cải đỏ (xuân hoặc hè). Củ cải trắng thường có hình dáng dài, nhỏ chứ không tròn như củ cải đỏ...

Cây cải củ

Cây cải củ

Ngoài ra ở Việt Nam, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,...

2. Tổng hợp các công dụng của các loại rau cải

Lưu ý: Rau cải xanh có chứa nhiều vitamin C nên khi nấu bạn cần phải đậy nắp và khi sôi chín tới thì bắc ra ngay. Tốt nhất nên ăn lẩu, khi nước sôi bạn nhúng rau vào và lấy ra luôn. Bằng cách này có thể diệt được ký sinh trùng bám trên rau, không hủy hoại vitamin C.

Tags : rau cải năng suất thời gian thu hoạch lương y duy tân cho biết hỗ trợ tiêu hóa táo bón