Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr

Hedy Lamarr là nữ diễn viên, ngôi sao điện ảnh, nhà toán học người Mỹ gốc Áo, bà cũng là nhà phát minh ra các kĩ thuật truyền thông trải phổ và nhảy tần sơ khai, thứ cần thiết cho giao tiếp không dây từ trước kỷ nguyên máy tính cho tới ngày nay còn được gọi là sóng vô tuyến.

Tiểu sử Hedy Lamarr dựa trên wikipedia

Nữ diễn viên kiêm nhà toán học Hedy LamarrNữ diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr.

Hôn nhân và các mối quan hệ

Lamarr kết hôn sáu lần và có ba con, một trong số đó là con nuôi:

Diễn viên Hedy LamarrTháng 08 năm 1942 Hedy Lamarr được cấp bằng sáng chế cho hệ thống thông tin bí mật giúp chống nhiễu sóng cho các loại ngư lôi.

Bằng sáng chế để đời của Hedy Lamarr

Ít ai biết rằng Hedy Lamarr luôn giữ cho sự tò mò sôi sục trong cơ thể, kể cả khi ở Hollywood. Ban ngày, bà vẫn là một diễn viên, nhưng khi đêm xuống, bà vui thích với công việc nghiên cứu và phát minh, với những thành quả như một loại đèn giao thông mới hay một viên nén có ga để làm nước ngọt.

Trong một bữa tiệc tối, Lamarr bắt chuyện với nhà phát minh George Antheil về cuộc chiến lan rộng ở châu Âu. Khi nghĩ lại những bữa tối nhàm chán mà bà đã phải tổ chức cho chồng cũ Mandl và những người bạn của ông ta, Lamarr và Antheil chợt nảy sinh một ý tưởng về cái gọi là “nhảy tần”.

Nhảy tần là kĩ thuật cho phép thay đổi tần số giữa máy bay và ngư lôi dẫn đường để kẻ thù không thể làm nhiễu tín hiệu vô tuyến. Do các tín hiệu liên tục thay đổi, kẻ thù sẽ không thể dự đoán được.

Những năm đầu thập kỷ 1940, bà gặp nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ piano George Antheil, người tiên phong trong lĩnh vực cơ giới hóa âm nhạc và tự động đồng bộ hóa các nhạc cụ. Cặp đôi này cùng nhau suy nghĩ việc áp dụng các nguyên tắc của pianola vào một hệ thống thông tin bí mật giúp chống nhiễu sóng cho các loại ngư lôi được điều khiển bằng sóng vô tuyến.

Liên tục biến đổi tần số là điểm mấu chốt trong phát minh của Hedy, bà đã phác họa ý tưởng của mình trên mặt sau của một chiếc khăn ăn. Nói cách khác, tín hiệu sóng vô tuyến luôn thay đổi tần số khiến chúng không thể bị chặn.

Phát minh này mang lại cho Lamarr và Antheil bằng sáng chế vào năm 1942, tuy nhiên Hải quân Hoa Kỳ vẫn quyết định không áp dụng tính năng nhảy tần vào hoạt động quân sự. Và Lamarr vẫn nỗ lực hết mình để hỗ trợ cho quân đội Mỹ trong chiến tranh thế giới II, bằng vị thế và quyền lực minh tinh của mình, không phải bằng phát minh thiên tài bị bỏ qua kia.

May mắn thay, thành quả của Hedy Lamarr đã không hoàn toàn trở nên lãng phí. Ý tưởng của bà về sau sẽ được sử dụng để phát triển các công nghệ WiFi, Bluetooth và GPS hiện đại. Và Lamarr một ngày nào đó sẽ được công nhận là "Mẹ đẻ của WiFi".

Theo Stepehn Michael Shearer, người viết tiểu sử của Lamarr đồng thời là tác giả của cuốn Beautiful: The Life of Hedy Lamarr, cho rằng có hai lý do khiến hệ thống không được ứng dụng ngay.

Thứ nhất, tại thời điểm đó chính phủ không hiểu hoặc chưa phải là thời điểm phù hợp cho ý tưởng về một hệ thống truyền thông không dây. Lý do thứ hai có thể là do lý lịch bất thường của các tác giả phát minh. "Hedy đã đi trước thời đại của bà tới 20 năm", Anthony Loder, con trai của bà chia sẻ. Anh này nói thêm rằng mẹ của mình không hề có ý định kiếm tiền từ phát minh trên. Bà đã giao nó cho Hải quân Mỹ.

Lamarr và nhà soạn nhạc George Antheil được cấp bằng sáng chế cho hệ thống thông tin bí mậtVì bằng sáng chế đã hết hạn trước khi được đem ra sử dụng, nên Hedy đã không bao giờ được hưởng lợi từ ý tưởng của bà.

Mãi tới 20 năm sau, khi vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba xảy ra, phát minh của bà mới được ứng dụng cho các mục đích quân sự lẫn dân sự. Trong những năm 1960, bằng sáng chế này được sử dụng để phát triển hệ thống thông tin liên lạc không dây quân sự để điều khiển tên lửa.

Ngày nay nó là công nghệ phổ biến lan rộng trong hệ thống điện thoại di động, mã hóa vệ tinh… và những thành tựu khác.

Vì bằng sáng chế đã hết hạn trước khi được đem ra sử dụng, nên Hedy đã không bao giờ được hưởng lợi từ ý tưởng của bà. Nhưng cuối cùng, tài năng của bà đã được công nhận. Hedy mất ngày 19 tháng 01 năm 2000 và được tưởng nhớ nhờ sắc đẹp và trí tuệ của mình.

Bi kịch của một trang tuyệt sắc giai nhân

Nửa sau cuộc đời, trí tuệ thiên tài của Lamarr hoàn toàn bị che mờ bởi những drama liên quan đến đời tư. Cùng với đó, 6 cuộc hôn nhân và cuốn tự truyện gây tranh cãi là đề tài khai thác triệt để của những trang báo lá cải. Và vụ bắt giữ vì tội ăn cắp đồ vào năm 1966 và 1991 cũng đẩy bà vào tâm điểm chú ý của dư luận.

Thông tin về những năm cuối đời của bà vẫn là một bí ẩn, vì bà nổi tiếng là một người sống ẩn dật, hiếm khi xuất hiện ra công chúng. Những gì được biết là bà qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 2000, ở tuổi 85. Nguyên nhân cái chết sau đó được tiết lộ là do bệnh tim.

Hedy Lamarr rất đam mê với khoa học.
Lamarr rất đam mê với khoa học. (Ảnh: Forbes).

Cũng trong những năm cuối đời, Lamarr rơi vào tình trạng tự căm ghét chính mình. Bà từng viết rằng khuôn mặt xinh đẹp của mình “đã mang đến bi kịch và đau khổ trong suốt 5 thập kỷ. Khuôn mặt của tôi là một chiếc mặt nạ không thể tháo ra: Tôi phải luôn sống chung với nó. Tôi nguyền rủa nó”.

Nhưng ngay cả khi hào quang của Hedy Lamarr lụi tàn trước khi bà qua đời, bộ óc thiên tài và những phát minh của bà vẫn không bao giờ bị lãng quên. Vào những năm 1960, công nghệ nhảy tần lần đầu tiên được áp dụng trong quân đội Mĩ. Trong những thập kỷ sau đó, nó đã thay đổi thế giới một cách không thể ngoạn mục hơn, với những ứng dụng toàn cầu như WiFi và Bluetooth. Và Lamarr cũng lần lượt được các tổ chức quốc tế ghi nhận đóng góp vĩ đại cho ngành kĩ thuật vô tuyến.

Có thể nói, trong suốt cuộc đời của mình, Hedy Lamarr được ghi nhớ chủ yếu nhờ sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, hơn tài năng khoa học kĩ thuật. Nhưng chính trí tuệ của bà mới là thứ quý giá hơn cả, và sau này cũng mang lại cho Lamarr sự ghi nhận xứng đáng.

Cuộc đời Lamarr giống như một vai diễn mà bà từng đảm nhận trong bộ phim Ziegfeld Girl năm 1941, trong đó bà tái hiện hình ảnh một người phụ nữ quyến rũ với chiếc mũ đội đầu đầy các ngôi sao lung linh. Nhưng những ngôi sao ấy dù có chói lọi đến đâu, tỏa sáng đến đâu cũng không thể so sánh với trí tuệ sáng ngời của người phụ nữ đang đội chúng trên đầu.