Thiên tai được phân loại như thế nào?

Thiên tai được phân loại theo nhiều cách, tuy nhiên cách phân loại thông dụng nhất là theo nguồn gốc quyển nơi phát sinh ra thiên tai. Bên cạnh đó thiên tai còn được phân loại theo cường độ và mức độ thiệt hại, phân loại theo các vùng lãnh thổ.

Phân loại thiên tai theo nguồn gốc phát sinh

Thiên tai được phân loại theo nhiều cách, tuy nhiên cách phân loại thông dụng nhất là theo nguồn gốc quyển nơi phát sinh ra thiên tai. Theo đó, có thể phân chia ra các loại thiên tai chính sau:

Thiên thạch rơi ở Chelyabinsk, Liên bang Nga.
Thiên thạch rơi ở Chelyabinsk, Liên bang Nga. Vụ nổ do thiên thạch rơi xảy ra vào lúc 9h20’(03h02’ GMT) ngày 15 tháng 2 năm 2013 tại thành phố Chelyabinsk, Liên bang Nga, làm 2.000 ngôi nhà trong thành phố bị vỡ kính và 500 người dân bị thương vì mảnh kính văng. Theo đánh giá của các nhà khoa học, vụ nổ trên gây ra bởi một thiên thạch đường kính 17m bị cháy nổ ở độ cao 30 km trên bầu trời thành phố Chelyabinsk. Năng lượng vụ nổ tạo nên tương đương với năng lượng của 300 quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ ném xuống thành phố Hiroshima năm 1945. Các nhà khoa học Nga đã trục vớt được mảnh thiên thạch lớn nhất rơi trong hồ băng gần thành phố Chelyabinsk, nặng gần 500 kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiên thạch có thành phần chủ yếu là Silicat – thiên thạch đá theo cách phân loại của các nhà địa chất.

Ví dụ như trận động đất và sóng thần Fukushima ở Nhật Bản năm 2011, động đất và sóng thần ở Indonesia năm 2004, sự kiện Tungust ở Liên bang Nga năm 1906, v.v.

Phân loại thiên tai theo cường độ và mức độ thiệt hại

Hiểm họa (Peril, Hazard): Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. Thuật ngữ "Hiểm họa tự nhiên" thường đề cập đến các sự kiện cực đoan hoặc các quá trình có nguồn gốc khí tượng thủy văn hoặc địa chất, và thường được phân thành hai nhóm chính dựa trên tốc độ diễn ra hiểm họa, bao gồm:

Ví dụ như phá rừng trên sườn núi có thể dẫn đến lũ quét và sạt lở đất khi trời mưa to. Các bãi chôn lấp, các vật làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước hoặc xây dựng không đúng cách cũng có thể dẫn đến lũ lụt. Sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán và hỏa hoạn là các ví dụ về sự kết hợp giữa các nguyên nhân gây ra chúng có thể là các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động của con người. Một hiểm họa khi xảy ra có thể dẫn tới các hiểm họa khác, ví dụ như động đất có thể dẫn tới sự hình thành sóng thần, sạt lở đất và hỏa hoạn; trong khi bão có thể dẫn đến lũ lụt và nước dâng.

Thảm họa (Catastrophe): Thảm họa là trạng thái thiệt hại to lớn của quốc gia, khu vực, cộng đồng khi xảy ra thiên tai, ví dụ: sự tổn thất lớn về sinh mạng, nhà ở và các công trình xây dựng, sự ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống,... khi xảy ra thiên tai. Thảm họa là biểu hiện cao nhất của hiểm họa thiên tai, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng và có phạm vi ảnh hưởng rộng, dẫn tới các thiệt hại lớn và gây gián đoạn cuộc sống bình thường của cộng đồng. Các tác động của thảm họa có thể bao gồm thiệt hại về người, gây thương tích, dịch bệnh và các tác động xấu tới sức khỏe con người, tinh thần và phúc lợi xã hội, thiệt hại về của cải vật chất, hủy hoại tài sản, đình trệ các dịch vụ, gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội và suy thoái môi trường.

Theo Luật phòng, chống thiên tai của Việt Nam năm 2013, mức độ rủi ro thiên tai được phân chia thành 5 cấp độ theo các tiêu chí: cường độ hay mức độ nguy hiểm của thiên tai, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai, khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường. Ở bình diện quốc tế, mức độ rủi ro thiên tai thường được chia thành 5 cấp (từ 1 đến 5) theo mức độ tăng dần của cường độ thiên tai, trong đó cấp 5 là cấp độ thiên tai ở tình trạng khẩn cấp mà việc đối phó phải do Nguyên thủ quốc gia quyết định. Ví dụ, thang đánh giá bão Saffir Simpson được áp dụng ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương tây chia làm 5 cấp dựa theo tốc độ gió và sóng cồn ở tâm bão (Bảng 1).

 Bảng 1: Thang đánh giá bão Saffir Simpson.
Bảng 1: Thang đánh giá bão Saffir Simpson.

Phân loại thiên tai theo các vùng lãnh thổ

Trong các hoạt động phòng ngừa rủi ro thiên tai theo Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, Điểm b, Mục 1, Điều 17 đã ghi rõ nhiệm vụ “đánh giá rủi ro, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai”. Hoạt động phân vùng tạo điều kiện cho chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương đưa ra các phương án tối ưu cho việc phòng, chống và giảm thiểu đối với các rủi ro có xác xuất xảy ra cao. Công việc này sẽ được tiến hành cho toàn bộ lãnh thổ nước ta trong thời gian tới. Trong tài liệu này, chúng tôi đề xuất đưa ra phân loại thiên tai theo vùng lãnh thổ dựa trên hai nhóm thông số: tính thường xuyên của thiên tai và cường độ/mức độ tác động dự kiến của thiên tai.

Bảng phân loại định tính theo các mức nói trên cho 6 vùng lãnh thổ đặc thù của nước ta được trình bày trong Bảng 2.

 Bảng 2: Đề xuất phân loại thiên tai theo các vùng lãnh thổ đặc thù ở Việt Nam.
Bảng 2: Đề xuất phân loại thiên tai theo các vùng lãnh thổ đặc thù ở Việt Nam.

Theo Bảng 2, ví dụ đối với thiên tai sóng thần, vùng núi phía Bắc, Tây nguyên và Đông Nam bộ không thể xảy ra, trong khi đó bốn vùng còn lại hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì tác động sẽ rất lớn.