Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm

1.Hồ Xuân Hương thường viết về đề tài

A. người nông dân.

B. tôn giáo.

C. thiên nhiên.

D. người phụ nữ.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, trong cuộc đời mình, Huấn Cao đã cho chữ những ai?

A. Ba người bạn, viên quản ngục.

B. Ba người bạn và viên thư lại.

C. Một người bạn và viên thư lại.

D. Viên quản ngục và viên thư lại.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Đặc sắc nghệ thuật của bài “ Tự tình” là :

A. Sử dụng thủ pháp đảo ngữ

B. Sử dụng các thành ngữ

C. Sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh

D. Sử dụng thủ pháp đối lập

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Bài viết Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh nói đến "thời đại thi ca" nào?

A. 1932-1942

B.  1932-1943

C. 1932-1940

D. 1932-1941

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Ông Quán (Lẽ ghét thương, Nguyễn Đình Chiểu) đứng về phía ai để bộc lộ thái độ đối với những kẻ mà ông ghét?

A. Những người hiền lành.

B. Những người nghèo.

C. Những người có thực tài.

D. Nhân dân bị áp bức.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Sự thay đổi về chế độ khoa cử tuyển chọn nhân tài ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX không mang lại điều gì?

A. Nho học suy vi.

B. Tệ mua quan bán tước trở nên phổ biến.

C. Chọn được nhiều nhân tài cho đất nước.

D. Rường mối xã hội rệu rã.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Phê phán thái độ những kẻ sĩ trong thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, Ngô Thì Nhậm đã dùng cách nói như thế nào?

A. Nói vòng vo, cốt để người nghe không nhận ra thái độ phê phán của mình.

B. Dùng điển tích, điển cố khích bác người nghe để người nghe tự ái mà tự nguyện ra giúp đỡ triều đình.

C. Nói thẳng, phê phán trực tiếp nhưng với mức độ vừa phải không quá cáu gắt.

D. Dùng điển tích, điển cố để người nghe tuy hiểu thái độ phê phán của người viết nhưng cảm thấy bị tự ái.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Đoạn văn mở đầu Hai đứa trẻ của Thạch Lam: "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời" đã tạo được hiệu quả gì rõ nhất trong việc mở ra bức tranh tâm trạng của nhân vật?

A. Nhịp điệu, chiều hôm vang ngân trong tâm hồn nhân vật Liên.

B. Hình ảnh, không gian chiều hôm ám ảnh trong tâm hồn Liên.

C. Đường nét, hình khối chiều hôm chập chờn trong tâm hồn Liên.

D. Ánh sáng, màu sắc chiều hôm lấp lánh trong tâm hồn Liên.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào nhất trong thơ H Xuân Hương là gì?

A. Phê phán giai cấp phong kiến

B. Châm biếm những hiện tượng lố bịch trong xã hội

C. Đấu tranh để mưu cầu hạnh phúc lứa đôi

D. Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Vai trò của văn học lãng mạn Việt Nam trong thời kỳ nó tồn tại là gì?

A. Góp phần làm cho tâm hồn người đọc thêm giàu có về tri thức, tinh tế về tâm hồn.

B. Giúp cho người đọc càng yêu thêm quê hương, xứ sở, tự hào về văn hoá dân tộc, và biết đau nỗi đau mất nước.

C. Thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống lại những ràng buộc lễ giáo phong kiến để giải phóng cá nhân, ca ngợi tình yêu và hạnh phúc chính đáng của con người.

D.  Tất cả các ý.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Nét nghĩa nào phù hợp với từ "cũng" (được lặp lại bốn lần) trong hai câu đầu bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?

A. Như mọi trường hợp thông thường, mặc dù hoàn cảnh, điều kiện trong trường hợp nêu ra là khác thường.

B. Như những trường hợp tương tự, theo nhận định chủ quan của người nói (dùng để làm cho lời nói bớt vẻ khẳng định).

C. Đồng thời diễn ra trong một hoàn cảnh, điều kiện.

D. Không khác, so với trường hợp nêu ra hoặc so với những trường hợp thông thường, hay là với trước kia.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Cảm nhận dòng chảy của thời gian, điều nhà thơ Xuân Diệu sợ nhất thể hiện trong bài thơ Vội vàng là sự tàn phai của:

A. cuộc đời.

B.  tuổi trẻ.

C.  tình yêu.

D. mùa xuân.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Sau ba năm đi học lực lượng, điều mà Tnú (trong Rừng xà nu) nhớ nhất về làng mình, đó là:

A. Gương mặt những người ruột thịt.

B. Những kỉ niệm ấu thơ. 

C. Tiếng chày của làng anh. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Nét đẹp nổi bật đáng trân trọng ở bà cụ Tứ ("Vợ nhặt" của Kim Lân) là:

A. chịu thương chịu khó.

B. cần mẫn lao động.

C. nhân hậu, giàu tình thương yêu.

D. giản dị, chất phác

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Từ mũi nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

A.  Mũi dao  

B. Mũi thuyền

C. Cái mũi

D.  Mũi đất

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Chủ đề nào không xuất hiện trong các tác phẩm viết sau khi Pháp xâm lược nước ta của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Phê phán triều đình nhu nhược.

B. Lên án mạnh mẽ quân xâm lược.

C. Ngợi ca tinh thần nghĩa khí và tấm gương chiến đấu của nhân dân.

D. Bênh vực những con người nhỏ bé trong xã hội.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Quan niệm chí nam nhi phải tự quyết định chỗ đứng của mình trong trời đất được thể hiện trong câu thơ nào?

A. Sau này muôn thuở, há ai không

B. Trong khoảng càn khôn cần có tớ

C. Há để càn khôn tự chuyển dời

D. Làm trai phải lạ ở trên đời

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Lê Hữu Trác quyết định dùng phương thuốc nào để chữa bệnh cho thế tử?

A. Thuốc công phạt khắc bác.

B. Thuốc hòa hoãn.

C. Thuốc bổ.

D. Thuốc phát tán.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Hiểu như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng trữ tình mà nhà thơ gọi là "anh" ở hai khổ thơ đầu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên?

A. Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.

B. Đó chính là nhà thơ.

C. Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc.

D. Cách phân đôi của chủ thể trữ tình, tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh ký sự), trước cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa, thái độ của Lê Hữu Trác như thế nào?

A. Bộc lộ một cách gián tiếp

B.  Không đồng tình với cuộc sống xa hoa

C. Dửng dưng trước những cám dỗ vật chất

D. Cả A, B và C 

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án: