Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Trần Nhân Tông

1.Thạch Lam xuất sắc trong lĩnh vực:

A. Tiểu thuyết.

B. Truyện ngắn hiện thực.

C. Truyện ngắn lãng mạn.

D. Truyện ngắn kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Tập thơ đầu tay của Xuân Diệu là gì?

A. Riêng - chung

B. Một khối hồng.

C. Thơ thơ

D. Hai đợt sóng

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương?

A. Viết nhiều về đề tài phụ nữ

B. Thơ giàu cảm hứng trào phúng mà vẫn sâu đậm chất trữ tình

C. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo nhất, giá trị nhất là ở mảng thơ chữ Hán

D.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Từ "đường cùng" trong câu "Hãy nghe ta hát khúc đường cùng" của Bài ca ngắn đi trên bãi cát có nghĩa ẩn dụ là gì?

A. Hoàn cảnh khó khăn, bế tắc.

B. Hoàn cảnh không thể khắc phục.

C. Hoàn cảnh không thể tiến lẫn lùi.

D. Con đường không có lối ra.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Dòng nào không nêu đúng biểu hiện của tính chất dân gian trong bài thơ Việt Bắc?

A. Bài thơ sử dụng thể thơ truyền thống thường thấy trong các bài ca dao.

B. Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.

C. Lối đối đáp cùng với cặp đại từ "Mình - Ta" làm nổi bật cuộc giao tiếp tình tứ giữa các nhân vật trữ tình.

D. Sử dụng rộng rãi và linh hoạt các câu ca dao tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Việc nhắc lại ba lần từ "khi" trong câu "Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông" trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có tác dụng

A. kể về những điều tác giả đã làm được trong cuộc đời.

B. nhấn mạnh tầm quan trọng của bản thân tác giả đối với quốc gia, dân tộc.

C. nhấn mạnh những công lao của tác giả đối với triều đình.

D. nhấn mạnh một số mốc quan trọng trong sự nghiệp của tác giả.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Qua bài Cầu hiền chiếu của Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung hiện lên là con người

A. văn võ song toàn.

B. có lòng thương dân sâu sắc.

C. có tầm nhìn xa trông rộng.

D. có tư tưởng cầu tiến.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B. Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp

D. Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh", tác giả kí sự đã giới thiệu như thế nào về xuất thân của mình?

A. Xuất thân nông dân, con nhà nghèo hèn

B. Xuất thân nơi phủ chúa, nay đã về nơi điền dã

C. Vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa

D. Cả a, b, c đều sai

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài nào?

A. Đời sống người nông dân nghèo.

B. Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.

C. Đời sống của người trí thức nghèo.

D. Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11."Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé ..." (Câu cá mùa thu -Nguyễn Khuyến.) Điền từ đúng vào chỗ trống trong hai câu thơ trên.

A. tí teo.

B. tẹo teo.

C. teo teo.

D. tẻo teo.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Nguyễn Khuyến có đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam ở thể loại nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Hát nói

C. Câu đối

D. Song thất lục bát

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài văn diễn thuyết Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh là gì?

A. Dùng các cụm từ giàu màu sắc cảm xúc.

B. Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ

C. Kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận

D.  Sử dụng nhiều câu cảm thán

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Ý nào không phải là chủ đề của Truyện Lục Vân Tiên?

A. Thể hiện rõ lẽ ghét thương của nhà thơ.

B. Ca ngợi tình yêu chung thủy.

C. Đề cao nghĩa khí của con người.

D. Ca ngợi lòng yêu nước của người dân Nam Bộ.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Cái hay của phép so sánh trong câu thơ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng, Xuân Diệu) là:

A. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh rất đời thường, gắn với cảm nhận về một tình yêu trẻ trung, cuồng nhiệt, nồng nàn.

B. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh độc đáo, mang nhiều màu sắc nhục cảm.

C. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh mới lạ.

D. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng hình ảnh rất quen thuộc.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Phương án nào không nêu đúng mối quan hệ của Việt Nam với Pháp và vai trò của Pháp ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập?

A. Tuyên bố xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.

B. Tuyên bố xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

C. Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp

D. Tuyên bố chấm dứt sự có mặt của Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Câu thơ: "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
                Mảnh tình san sẻ tí con con"
                             (Tự tình II Hồ Xuân Hơng)
đã thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

A. Tâm trạng ngao ngán, chán chường khi thấy tuổi xuân trôi đi

B.  Xót xa, buồn tủi, thất vọng trước duyên phận hẩm hiu

C. Lạnh lùng, vô cảm trước cuộc đời, trước số phận

D. Gồm A và C

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Điểm khác biệt của thơ văn Nguyễn Khuyến với thơ văn ở ẩn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

A. Tính chất "tải đạo" rất sâu sắc

B. Coi trọng khí tiết

C. Buông mình theo thói tục

D. Mặc cảm về sự bất lực

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Câu thơ nào không góp phần khắc họa hình ảnh người đi đường - nhân vật trữ tình - nhà thơ trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cátcủa Cao Bá Quát?

A. "Đi một bước như lùi một bước".

B. "Lữ khách trên đường nước mắt rơi".

C. "Mặt trời đã lặn, chưa dừng được".

D. "Tất tả trên đường đời".

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Hát nói là một loại hình ca nhạc chuyên nghiệp có nguồn gốc:

A. Cung đình

B. Từ ca vũ Chàm

C. Dân gian

D. Trung Quốc

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án: