Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Kim Liên

1.Phương án nào không nêu đúng mối quan hệ của Việt Nam với Pháp và vai trò của Pháp ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập?

A. Tuyên bố xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.

B. Tuyên bố xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

C. Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp

D. Tuyên bố chấm dứt sự có mặt của Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

A. Kí và các tiểu phẩm.

B. Các truyện ngắn.

C. Thơ ca.

D. Văn chính luận.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

3.  Nguyễn Đình Chiểu đề cao đặc trưng nào của văn chương qua hai câu thơ sau?   "Văn chương ai chẳng muốn nghe    Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần"                                (Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

A. Tính nhận thức.

B. Tính thẩm mĩ.

C. Tính giáo dục.

D. Tính giải trí.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Trong những năm đầu thế kỉ XX, ngôn ngữ nào là ngôn ngữ chính ở nước ta?

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ quốc ngữ

D. Chữ Pháp

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Trong hai câu thơ cuối bài “ Chạy giặc”, Nguyễn Đình Chiểu đã phê phán hạng người nào trong xã hội?

A. Những nho sing chỉ biết ôm sách vở cũ

B. Bọn xâm lược

C. Những người không dám đứng lên chống Pháp

D. Những người có trách nhiệm với dân, với nước

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Ai là người đã đưa Chí Phèo vào tù

A. Bà Ba

B. Bà Tư

C. Bá Kiến

D. Lý Cường

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật có tác dụng bộc lộ tính cách số phận nhân vật là:

A. Cốt truyện

B. Chi tiết

C. Hoàn cảnh

D. Kết cấu

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Câu thơ cuối bài Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng gì của Hồ Xuân Hương?

A. Sự xót xa đến tội nghiệp về hoàn cảnh của mình.

B. Sự khao khát được giao cảm, chia sẻ với mọi người.

C. Sự thất vọng vì không đáp lại được tình cảm.

D. Sự mỉa mai với tình cảm mà những người khác dành cho mình.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Mầm mống của văn học lãng mạn được nảy sinh từ:

A. Thơ Tản Đà

B. Tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách

C. Cả a,b đều đúng

D. Cả a,b đều sai

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng:

A. có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.

B. hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.

C. xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục

D. lo sợ không nuôi nổi nhau.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương?

A. Viết nhiều về đề tài phụ nữ

B. Thơ giàu cảm hứng trào phúng mà vẫn sâu đậm chất trữ tình

C. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo nhất, giá trị nhất là ở mảng thơ chữ Hán

D.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?

A. Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.

B. Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.

C. Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.

D. Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Thể loại của “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” là:

A. Thơ tự do

B. Thơ thất ngôn biến thể

C. Hát nói

D. Cả a,b,c đều sai

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

14."Hát nói" là thể thơ thường được dùng ở

A. nơi quán rượu (tửu lầu).

B. trong các thư phòng.

C. trong triều đình.

D. trong dân gian.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Nét đặc sắc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam về mặt nội dung là gì?

A. Khắc họa được sự nghèo khó của người dân phố thị, đồng thời bộc lộ niềm thương cảm của tác giả

B. Bộc lộ nội tâm của nhân vật

C.  Miêu tả chân thực cuộc sống ở một phố thị nhỏ

D. Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

16."Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé ..." (Câu cá mùa thu -Nguyễn Khuyến.) Điền từ đúng vào chỗ trống trong hai câu thơ trên.

A. tí teo.

B. tẹo teo.

C. teo teo.

D. tẻo teo.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Vì sao ông Quán (trong đoạn trích Lẽ ghét thương trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) ghét đời thúc quý?

A. Vì: Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân

B. Vì: Để dân đến nỗi sa hầm sảy hang 

C. Vì: Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn

D. Vì: Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Hạn chế cơ bản của xu hướng văn học lãng mạn là gì?

A. Ít gắn trực tiếp với đời sống xã hội chính trị của đất nước, đôi khi sa vào khuynh hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

B. Nội dung các tác phẩm xoay quanh cuộc sống của cá nhân, ít quan tâm đến xã hội.

C. Không thể hiện được vai trò tiên phong trong công cuộc chống sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá ngoại lai.

D. Qúa đề cao cái tôi cá nhân, ít chú trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Câu hỏi:  "Anh đứng làm chi trên bãi cát?" ở câu kết bài "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" (Cao Bá Quát) thể hiện rõ nhất điều gì?

A. Sự chán chường, bế tắc và khát khao đổi mới 

B. Nỗi sầu muộn cô đơn trên bãi cát dài vô tận

C. Sự lưỡng lự băn khoăn trước hai ngả đường Nam, Bắc

D. Sự bâng khuâng nhớ nhung quê hương

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Truyện Nôm được viết chủ yếu theo thể

A. thơ thất ngôn.

B. thơ ngũ ngôn.

C. thơ lục bát.

D. thơ song thất lục bát.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án: