Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Tây Hồ

1.Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng từ láy để diễn tả động thái của sự vật, hiện tượng. Trong bài thơ Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến đã sử dụng những từ láy nào?

A. Hắt hiu, lập loè, lạnh lẽo.

B. Tẻo teo, lóng lánh, lạnh lẽo.

C. Lạnh lẽo, lơ lửng, tẻo teo.

D. Lơ phơ, hắt hiu, phất phơ.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Năm sinh, năm mất của nhà thơ Chế Lan Viên là năm nào sau đây?

A. 1924 - 1985.

B. 1920 - 1985.

C. 1922 - 1989.

D. 1920 - 1989.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Câu thơ nào trong bài thơ Hầu trời thể hiện rõ nhất giọng ngông ngạo, tự đắc của nhà thơ Tản Đà khi đọc thơ cho Trời nghe?

A. "Văn dài hơi tốt ran cung mây"

B. "Chè Trời nhấp giọng càng tốt hơi"

C. "Đương cơn đắc ý đọc đã thích"

D. "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay"

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Câu thơ "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" trong bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương có thể được hiểu theo nghĩa nào dưới đây?

A. Vầng trăng vào những ngày cuối tháng khuyết thì không thể tròn được nữa.

B. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến như vầng trăng khuyết không bao giờ tròn.

C. Tác giả đã qua tuổi thanh xuân nhưng vẫn chưa được hưởng hạnh phúc lứa đôi mà luôn trong cảnh đơn chiếc.

D. Những người đã qua tuổi thanh xuân thì sẽ không bao giờ có được hạnh phúc trong tình yêu nữa.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Ông Quán chính là hình ảnh của:

A. Nhân dân nói chung

B. Người nông dân

C. Nhà nho mai danh ẩn tích

D. Ông tiên trong truyện cổ tích xưa

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Tác giả nào được nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét là “người của hai thế kỉ”?

A. Phan Bội Châu

B. Tố Hữu

C. Xuân Diệu

D. Tản Đà

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Bài thơ "Đất nước" thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về:

A. vẻ đẹp mùa thu Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

B. vẻ đẹp mùa thu Việt Bắc trong hiện tại miền Bắc giành được độc lập.

C. đất nước Việt Nam hiền hòa, đau thương nhưng quật khởi, hào hùng trong kháng chiến.

D. tội ác tày trời của kẻ thù và sức vùng dậy quật khởi của nhân dân ta.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Thạch Lam sở trường về thể lọai nào?

A. Truyện ngắn trữ tình

B. Tiểu thuyết tình cảm

C. Tùy bút

D. Ông là một tài năng đa dạng

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?

A. Phan Bội Châu viết bài thơ này từ biệt bạn bè, đồng chí khi ông chuẩn bị lên đường sang Nhật.

B. Phan Bội Châu từ biệt một số băng hữu Trung Quốc, khi bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về nước xét xử.

C. Phan Bội Châu từ biệt bạn bè ở Trung Kì ra Bắc để chuẩn bị thành lập Duy Tân hội.

D. Phan Bội Châu từ biệt lúc đưa Cường Để lên đường sang Nhật.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Lê Hữu Trác quyết định dùng phương thuốc nào để chữa bệnh cho thế tử?

A. Thuốc công phạt khắc bác.

B. Thuốc hòa hoãn.

C. Thuốc bổ.

D. Thuốc phát tán.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Qua bài Cầu hiền chiếu của Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung hiện lên là con người

A. văn võ song toàn.

B. có lòng thương dân sâu sắc.

C. có tầm nhìn xa trông rộng.

D. có tư tưởng cầu tiến.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Câu nào dưới đây trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh tiết lộ thân phận của Lê Hữu Trác?

A. "Chỗ của tôi không xa chỗ của ngài bao nhiêu. Tôi mấy lần muốn đến thăm nhưng phiền một nỗi là không có dịp".

B. "Chiều qua tôi đã tâu lên. Thánh thượng cho phép cụ vào để hầu mạch Đông cung thế tử'.

C. "Tôi là người An Việt, huyện La Sơn, ở nhà, tôi vẫn nghe tiếng cụ như sấm đông bên tai, nhưng chưa hề được gặp".

D. "Cụ này là con ông Liêu Xá ở Đường Hào vào cư ngụ trong Hương Sơn, làm thuốc hay có tiếng, nay vâng thánh chỉ vào kinh".

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam?

A.  Tả cảnh, tả tâm trạng và tạo không khí truyện

B.  Tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

C. Nghệ thuật trào phúng phong phú, sâu sắc

D.  Điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lý, văn trần thuật

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Câu nào trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh cho thấy tấm lòng của tác giả trong việc trị bệnh cũng như đối với nước?

A. "Cha ông mình đời đời chịu ơn nước, ta phải dốc hết cả lòng thành để tiếp nối cái lòng trung của cha ông mình mới được".

B. "Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên".

C. "Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hoà hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu".

D. "Chỗ của tôi không xa chỗ ở của ngài bao nhiêu. Tôi mấy lần muốn đến thăm nhưng phiền một nỗi là không có dịp".

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Trong nhóm các tác giả sau, ai là người không cùng nhóm với các tác giả còn lại?

A. Thạch Lam

B. Nguyễn Công Hoan

C. Hồ DZếnh

D. Thanh Tịnh

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Con đường mưu danh lợi của con người còn rất dài. Ý nghĩa trên được tác giả khái quát trong câu thơ nào trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát?

A. "Xưa nay, phường danh lợi Tất tả trên đường đời".

B. "Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít, Hãy nghe ta hát khúc đường cùng".

C. "Đầu gió hơi men thơm quán rượu Người say vô số, tỉnh bao người".

D. "Bãi cát lại bãi cát dài Đi một bước như lùi một bước".

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Thể thơ Nôm xuất hiện ở nước ta vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ X

B. Cuối thế kỉ XIII

C. Đầu thế kỉ XIV

D. Đầu thế kỉ XV

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Câu nào sau đây nhận định đúng về quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 - 1945?

A.  Là quá trình văn học Việt Nam tiếp thu những nét mới của văn học phương Tây để làm phong phú nền văn học vốn phụ thuộc vào văn học Trung Hoa.

B.  Là quá trình loại bỏ dần nền văn học phong kiến.

C. Là quá trình đổi mới hệ thống thi pháp văn học Trung đại trên cơ sở tiếp thu văn hoá phương Tây mà chủ yếu là văn hoá Pháp.

D.  Là quá trình làm cho nền văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học Trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại của thế giới.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Trong Chiếu cầu hiền, tác giả nêu hai câu hỏi: "Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?, Hay đang thời đổ nát ch a thể ra phụng sự vơng hầu chăng?" nhằm mục đích gì?

A. Phủ định hai điều không đúng với hiện thực bấy giờ và đặt các sỹ phu Bắc Hà vào một tình thế lựa chọn duy nhất đúng là phải ra phục vụ hết lòng vì triều đại mới.

B. Phê phán tầm nhìn thế sự, khả năng đánh giá con ngời thiển cận của các sỹ phu Bắc Hà.

C.  Thể hiện sự thẳng thắn tự phê bình của vua Quang Trung.

D. Gồm A và B 

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Tác phẩm nào sau đây không phải của Phan Bội Châu?

A. Trùng Quang tâm sử

B. Thất điều trần (1922)

C. Việt Nam vong quốc sử (1905)

D. Hải ngoại huyết thư (1906)

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án: