Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Bắc Duyên Hà

1.Tác giả nào sau đây không phải là nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945?

A. Ngô Tất Tố

B. Nam Cao

C. Vũ Trọng Phụng

D. Hoàng Đạo

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

2.“Bài ca phong cảnh Hương Sơn” cùng thể lọai với tác phẩm nào?

A. “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến

B. “Tự tình” của Hồ Xuân Hương

C. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát

D. “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Nội dung tư tưởng của bài Chiếu cầu hiền là của

A. vua Lê Cảnh Hưng.

B. Ngô Thì Nhậm.

C. các nho sĩ Bắc Hà.

D. vua Quang Trung.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Tác giả không miêu tả đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo cách nào?

A.  Miêu tả qua sự mong đợi và quan sát của Liên.

B. Miêu tả trong mối quan hệ tương đồng với bức tranh phố huyện.

C. Miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng.

D. Miêu tả theo trình tự thời gian.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Câu nào dưới đây nói đúng về nghĩa của từ “vội vàng” trong bài thơ?

A.  Là sự hối tiếc những năm tháng sống không có ý nghĩa.

B. Là lời kêu gọi tuổi trẻ sống cho trọn tuổi thanh xuân vì lí tưởng của bản thân mình.

C.  Là lời kêu gọi sống vội vàng để hưởng thụ.

D. Là bài ca yêu đời, là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý từng giây, từng phút của cuộc đời mình.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Hai câu nào trong bài thơ Tự tình (bài II) cho thấy sự gắng gượng vươn lên để thoát số phận của tác giả?

A. "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn"

B. "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!"

C. "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"

D. "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?

A. Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.

B. Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

C. Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.

D. Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Thạch Lam tên thật là:

A. Nguyễn Tường Tam.

B.  Nhất Linh

C. Hoàng Đạo.

D. Nguyễn Tường Lân

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Câu "cá đâu đớp động dưới chân bèo" thể hiện điều gì?

A. Gợi cái tĩnh lặng của không gian

B. Người đi câu không chú trọng vào việc câu cá

C. Gợi hình ảnh về cái đẹp của làng quê

D. Gồm a,b

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Lời thoại trong kịch bao gồm:

A. Hội thoại

B. Độc thoại

C. Cả hai phương án trên

D.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Nội dung nào không có trong phần lung khởi (câu 1,2) của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)?

A. Khung cảnh bão táp của thời đại: sự đụng độ giữa thế lực xâm lăng tàn bạo thực dân Pháp và ý chí kiên cường bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

B. Cuộc sống lam lũ, nghèo khổ của người nông dân.

C. Trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

D. Ý nghĩa bất tử của cái chết vì nghĩa lớn.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Mục đích của món đồ chơi "hình nộm tiến sĩ giấy" là gì?

A. Mua vui cho trẻ em trong ngày Tết.

B. Mong trong nhà có người đỗ đạt làm quan.

C. Khơi dậy lòng ham học và ý thức phấn đấu.

D. Trang trí nhà cửa để đón chào năm mới.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Tác giả Hoài Thanh nhận xét ông là "người của hai thế kỉ". Ông là nhà thơ nào?

A. Tản Đà.

B. Xuân Diệu.

C. Tố Hữu.

D. Phan Bội Châu.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Các đại từ nhân xưng được Cao Bá Quát sử dụng trong tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát được dùng để chỉ

A. nhân vật trữ tình - tác giả.

B. ông tiên.

C. nhà vua.

D. một người đi đường.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Thạch Lam sở trường về thể lọai nào?

A. Truyện ngắn trữ tình

B. Tiểu thuyết tình cảm

C. Tùy bút

D. Ông là một tài năng đa dạng

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của câu: "Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ" (Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu)?

A. Khái quát về lòng dân và vận nước lúc bấy giờ

B. Thông báo về thời điểm thực dân Pháp xâm lược nước ta

C. Nói lên ý chí quyết tâm chống giặc của nhân dân ta

D. Nói lên thảm cảnh mà giặc Pháp gây ra đối với nhân dân ta

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Dáng ngồi tựa gối buông cần (Tựa gối buông cần lâu chẳng được - Câu cá mùa thu ) thể hiện điều gì?

A. Tư thế bất động trước ngoại cảnh 

B. Tâm trạng chìm đắm vào suy tư, dường như quên đi thực tại

C.  Mối u hoài trong cõi lòng

D. Cả A, B, C

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Hình ảnh người đi trên cát đối diện với "đường cùng", phía Bắc là núi, phía Nam là biển, có ý nghĩa nào sau đây?

A. Nói lên thực tế địa danh phía Bắc, phía Nam của bãi cát.

B. Hình ảnh ẩn dụ chỉ sự bế tắc của con đường danh lợi cũng như sự bế tắc của xã hội đương thời.

C. Thấy được việc đi trên cát sẽ càng vất vả và gian khổ hơn.

D. Đó là thử thách mà người đi trên bãi cát cần cố gắng vượt qua.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Truyện Kiều có bao nhiêu câu thơ

A. 3425

B. 3542

C. 3323

D. 3254

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Hai đứa trẻ của Thạch Lam được in trong tập: 

A. Gió đầu mùa

B. Hà Nội ba sáu phố phường

C. Nắng trong vườn

D. Sợi tóc

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án: