Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Trần Thị Dung

1.Từ "trơ" trong câu "Trơ cái hồng nhan với nước non" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không chứa đựng nét nghĩa nào?

A. Tỏ ra không biết hổ thẹn, không biết ngượng trước sự chê bai, phê phán của người khác.

B. Ở vào tình trạng chỉ còn lẻ loi, trơ trọi một thân một mình.

C. Ở vào trạng thái phơi bày ra, lộ trần ra do không còn hoặc không có sự che phủ, bao bọc thường thấy.

D. Sượng mặt vì ở vào tình trạng lẻ loi khác biệt quá so với xung quanh, không có sự gần gũi, hòa hợp.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Tập “Ngục trung nhật kí” của Hồ Chí Minh được sáng trong hoàn cảnh nào?

A.  Bị thực dân Pháp bắt giam ở Hương Cảng.

B. Viết lúc đang hoạt động ở PắcPó - miền Tây Bắc Tổ quốc.

C. Viết từ cảng Nhà Rồng và những ngày lênh đênh trên một chiếc tàu sang Pháp.

D. Viết lúc bị Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây Trung Quốc.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

A. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.

B. Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.

C. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

D. Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Câu thơ nào không góp phần khắc họa hình ảnh người đi đường - nhân vật trữ tình - nhà thơ trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cátcủa Cao Bá Quát?

A. "Đi một bước như lùi một bước".

B. "Lữ khách trên đường nước mắt rơi".

C. "Mặt trời đã lặn, chưa dừng được".

D. "Tất tả trên đường đời".

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tập trung vào mấy nội dung lớn?

A. Hai

B. Bốn

C. Ba

D. Năm

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Nội dung của 3 câu kết bài "Bài ca ngất ngưởng" (Nguyễn Công Trứ) là gì?

A. Nguyễn Công Trứ tổng kết về cuộc đời và con người mình

B. Sự đánh giá của người đời về cuộc đời và con người nhà thơ 

C.  Nguyễn Công Trứ nêu ra những việc lớn mà mình đã làm được trong đời

D.  Sự ghi nhận của triều đình đối với công lao của Nguyễn Công Trứ 

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Hai đứa trẻ trong tác phẩm là:

A.  Liên, An.

B. Thằng con chị Tí.

C. Thằng bé con bác xẩm.

D. Thằng hàng xóm

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó là:

A. Nguyễn Du

B. Phan Huy Vịnh

C. Nguyễn Công Trứ

D. Phan Huy Vịnh

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Nhận xét nào đúng với giọng điệu của bài thơ mà tác giả Lê Hữu Trác đưa vào trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?

A. Hài hước, dí dỏm.

B. Đằm thắm, yêu thương.

C. Mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng.

D. Tha thiết, ân tình.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Tác giả nào được nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét là “người của hai thế kỉ”?

A. Phan Bội Châu

B. Tố Hữu

C. Xuân Diệu

D. Tản Đà

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương có...bài.

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Địa danh nào sau đây là quê hương của Phan Bội Châu?

A. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội

B. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội

C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định

D. Làng Đan Nhiệm (xã Nam Hoà), huyện Nam Đàn, Nghệ An

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Ý nào nói không đúng về người nông dân Cần Giuộc trong câu văn: "Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)?

A. Có sức khỏe phi thường.

B. Có sự quyết tâm lớn.

C. Tự nguyện đứng lên chống giặc.

D. Có lòng dũng cảm.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Trong nhóm các tác giả sau, ai là người không cùng nhóm với các tác giả còn lại?

A. Thạch Lam

B. Nguyễn Công Hoan

C. Hồ DZếnh

D. Thanh Tịnh

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A. Châu Mộc

B. Mường Hịch

C. Nà Ngần

D. Pha Luông

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?

A. Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm

B. Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

C.  Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.

D. Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

17."Vắng teo" trong câu thơ "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" (Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến) nghĩa là

A. Rất vắng, không có hoạt động của con người.

B. Vắng vẻ và thưa thớt.

C. Không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.

D. Vắng vẻ và lặng lẽ.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Lúc ấy, vì nhiều lí do, nhiều sĩ phu Bắc Hà không ra làm quan cho nhà Tây Sơn (Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm). Dòng nào không phải lí do ấy?

A. Sợ liên lụy, phiền phức.

B. Coi thường danh lợi.

C. Xem Tây Sơn là "giặc", tìm cách chống lại Tây Sơn.

D. Muốn bảo toàn nhân cách nhà nho "tôi trung không thờ hai chủ".

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Dòng nào không phải là lối diễn đạt của văn học trung đại, đặc biệt là thơ ca?

A. Tác giả thường sử dụng ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, dễ hiểu.

B. Tác giả thường sử dụng nhiều từ Hán Việt, từ cổ, từ khó...

C. Tác giả thường dùng các "điển" lấy từ sách của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

D. Tác giả thường sử dụng các hình thức ước lệ, tượng trưng.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Thể loại văn học nghệ thuật nào từ phương Tây lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam?

A.  Kịch nói

B. Tiểu thuyết

C. Tuỳ bút

D. Truyện ngắn

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án: