Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Đông Quan

1.Thi cử là một đề tài rất đậm nét trong thơ Tú Xương, được viết bằng cả thơ và phú với một thái độ mỉa mai, phẫn uất cao độ của tác giả. Nhận định trên :

A. Đúng

B. Sai

C.

D.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập sách nào của Thạch Lam?

A. Gío đầu mùa

B. Nắng trong vườn

C. Theo dòng 

D. Hà Nội băm sáu phố phường

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Thái độ của viên quản ngục thay đổi như thế nào qua hai lần trả lời Huấn Cao: "Xin lĩnh ý" và "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" trong truyện ngắn Chữ người tử tù là gì?

A. Chuyển từ thái độ cúi đầu nghe theo sang biết ơn, kính trọng.

B. Chuyển từ thái độ tức tối, không phục sang vái lạy xin lỗi vì nhận ra mình đã sai.

C. Chuyển từ thái độ tuy nghe theo nhưng gượng ép sang thái độ vừa biết ơn vừa hối lỗi.

D. Chuyển từ thái độ cam chịu, gượng ép sang thái độ sùng bái.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Chủ đề nào không xuất hiện trong các tác phẩm viết sau khi Pháp xâm lược nước ta của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Phê phán triều đình nhu nhược.

B. Lên án mạnh mẽ quân xâm lược.

C. Ngợi ca tinh thần nghĩa khí và tấm gương chiến đấu của nhân dân.

D. Bênh vực những con người nhỏ bé trong xã hội.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Tất cả những người được nhắc đến trong niềm thương của ông Quán (Lẽ ghét thương, Nguyễn Đình Chiểu) đều có nét chung

A. là những người có tài, khiến mọi người phải khâm phục.

B. là những người tài đức, có chí lớn nhưng không đạt sở nguyện.

C. là những người có đức, được người đời thương mến.

D. là những người nổi tiếng, ai ai cũng nghe danh.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Trong nhóm các tác giả sau, ai là người không cùng nhóm với các tác giả còn lại?

A. Thạch Lam

B. Nguyễn Công Hoan

C. Hồ DZếnh

D. Thanh Tịnh

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Năm 1858 chưa thể được xem như một dấu mốc bắt đầu quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, bởi vì

A. từ năm 1858 đến hết thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới chỉ hoạt động về quân sự.

B. năm 1858 chưa bắt đầu một sự thay đổi sâu sắc về cơ cấu xã hội Việt Nam, chưa có tiền đề cho sự hiện đại hóa văn học.

C. từ năm 1858 đến hết thế kỉ XIX, thực dân Pháp chưa tiến hành khai thác thuộc địa.

D. năm 1858 mới chỉ là năm thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản nào:

A. Tính trừu tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

B. Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

C. Tính truyền cảm, tính tượng hình, tính tượng thanh.

D. Tính tượng hình, tính tượng thanh, tính biểu cảm.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

9."Ngay cả lúc linh hồn muốn rời bỏ trần gian để bay lên cõi siêu nhiên...thì người ta vẫn thấy rõ ở đó một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế".

A. Chế Lan Viên.

B. Xuân Diệu.

C. Hàn Mặc Tử.

D. Huy Cận.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở biển Diêm Điền năm:

A. 1968.

B. 1965.

C. 1964.

D. 1967.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Lời thoại trong kịch bao gồm:

A. Hội thoại

B. Độc thoại

C. Cả hai phương án trên

D.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A. Châu Mộc

B. Mường Hịch

C. Nà Ngần

D. Pha Luông

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm tiêu biểu cho giọng thơ nào sau đây:

A. Trữ tình - Chính trị.

B. Trữ tình - Triết lý.

C. Trữ tình - Chính luận.

D. Trữ tình - lãng mạn.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Ý nào không phải là nội dung của văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác của Ăng-ghen?

A. Đánh giá sự nghiệp của Mác

B. Thông báo về sự ra đi của Mác

C.  Bày tỏ sự tiếc thương Mác

D. Nói về mối quan hệ giữa Mác và Ăng-ghen

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Bài thơ "Đất nước" thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về:

A. vẻ đẹp mùa thu Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

B. vẻ đẹp mùa thu Việt Bắc trong hiện tại miền Bắc giành được độc lập.

C. đất nước Việt Nam hiền hòa, đau thương nhưng quật khởi, hào hùng trong kháng chiến.

D. tội ác tày trời của kẻ thù và sức vùng dậy quật khởi của nhân dân ta.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Ý nào nói không đúng về người nông dân Cần Giuộc trong câu văn: "Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)?

A. Có sức khỏe phi thường.

B. Có sự quyết tâm lớn.

C. Tự nguyện đứng lên chống giặc.

D. Có lòng dũng cảm.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Lê Hữu Trác quyết định dùng phương thuốc nào để chữa bệnh cho thế tử?

A. Thuốc công phạt khắc bác.

B. Thuốc hòa hoãn.

C. Thuốc bổ.

D. Thuốc phát tán.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Tác phẩm nào ca ngợi vẻ đẹp của non sông gấm vóc?

A. Khóc Dương Khuê.

B. Truyện Lục Vân Tiên.

C. Câu cá mùa thu.

D. Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 được đánh giá là:

A. Giai đoạn thành công rực rỡ nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.

B. Giai đoạn đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá nền văn học.

C. Giai đoạn tiếp thu văn học Pháp cho quá trình hiện đại hoá văn học.

D. Giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hoá văn học.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Nhận xét nào sau đây chính xác về nhà thơ Chế Lan Viên?

A. Có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh thơ.

B. Gây được ấn tượng khá đặc biệt bằng một chất giọng trong sáng mà tha thiết, sâu lắng mà tài hoa.

C. Có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra, đó là giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.

D. Có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, đầy lãng mạn.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án: