Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Nguyễn Trãi

1.Tâm trạng và cảnh sống của nhân vật nào không giống với các nhân vật còn lại trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam?

A. Bà cụ Thi

B.  Gia đình bác xẩm

C. Chị Tí

D. Bác phở Siêu

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Sự nhớ tiếc mùa xuân của tác giả được thể hiện rõ nhất trong hai câu thơ nào?

A. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

B. Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

C. Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

D.  Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua.
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Tác giả nào sau đây không phải là nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945?

A. Ngô Tất Tố

B. Nam Cao

C. Vũ Trọng Phụng

D. Hoàng Đạo

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Thể nào được phát triển đến đỉnh điểm nhờ tài năng của Nguyễn Công Trứ?

A. Chiếu.

B. Văn tế.

C. Điều trần.

D. Hát nói.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:

A. Phố phường Hà Nội

B. Tây Ninh

C. Việt Bắc

D. Tây Bắc

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Bài thơ Hầu trời của Tản Đà được viết bằng:

A. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.

B. chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.

C. chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.

D. chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Đánh giá cống hiến quan trọng của Mác đối với nhân loại trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã so sánh với:

A. Niu-tơn tìm ra trọng lực

B.  Mác-xen Đê-prê thực hiện việc truyền tải điện công nghiệp đầu tiên trên thế giới

C. Đác-uyn tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ

D.  Ác-si-mét tìm ra quy luật về sức đẩy của nước

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Dòng nào không phải là sáng tạo mới mẻ, độc đáo của bài thơ Hầu trời của Tản Đà?

A. Ngôn ngữ thơ ít tính cách điệu, ước lệ, gần với ngôn ngữ đời thường.

B. Giọng thơ tự sự rất hóm hỉnh, có duyên.

C. Hình ảnh thơ trang nhã.

D. Biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do, không hề gò ép. Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Nhận xét nào đúng về tâm trạng của Juliet thể hiện trong đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia?

A. Không được bộc lộ qua lời nói.

B. Không có sự biến đổi.

C. Diễn biến đơn giản.

D. Diễn biến phức tạp.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Chi tiết nào trong Rừng xà nu chứng tỏ được lòng gan dạ tuyệt vời của Tnú?

A.  Tnú cầm một hòn đá tự đập vào đầu vì không học được chữ, máu chảy ròng ròng.

B. Tnú nuốt lá thư của anh Quyết khi bị giặc phục kích.

C. Tnú nhớ đến day dứt suốt ba năm trời âm thanh của tiếng chày.

D. Tnú không hề kêu van cho dù mười đầu ngón tay bị đốt.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Lời tóm tắt nào sau đây thật sự trung thành với ý kiến của Hoài Thanh? Trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca, sau khi rà soát lại thơ mới (sau 1932) và thơ cũ (trước 1932), Hoài Thanh cho rằng:

A. cả thơ cũ và thơ mới đều có những cái tầm thường, lố lăng bên cạnh những cái đẹp, tuyệt mĩ

B.  thơ cũ (trước 1932) chỉ toàn là những bài vịnh, chúc tầm thường, mòn sáo, người làm thơ cũ đều là anh thợ rèn đúc câu chữ

C. thơ mới (sau1932) chỉ toàn là những bài kiệt tác, người làm thơ mới đều là những nhà thơ tâm huyết, tài năng

D. cả thơ cũ và thơ mới đều có đủ cái hay, cái dở, nhưng trong thơ cũ cái dở nhiều hơn, trong thơ mới cái hay nhiều hơn

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Cảnh vật mùa thu được nhắc đến trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có đặc điểm

A. Vừa tươi tắn vừa mát mẻ.

B. Vừa trong vừa tĩnh lặng.

C. Vừa sinh động vừa giàu sức sống.

D. Vừa lạnh lẽo vừa hiu hắt.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A. Châu Mộc

B. Mường Hịch

C. Nà Ngần

D. Pha Luông

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Từ "trơ" trong câu "Trơ cái hồng nhan với nước non" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không chứa đựng nét nghĩa nào?

A. Tỏ ra không biết hổ thẹn, không biết ngượng trước sự chê bai, phê phán của người khác.

B. Ở vào tình trạng chỉ còn lẻ loi, trơ trọi một thân một mình.

C. Ở vào trạng thái phơi bày ra, lộ trần ra do không còn hoặc không có sự che phủ, bao bọc thường thấy.

D. Sượng mặt vì ở vào tình trạng lẻ loi khác biệt quá so với xung quanh, không có sự gần gũi, hòa hợp.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát, hình tượng người đi trên bãi cát dài không được thể hiện ở phương diện

A. một chủ thể tự thể hiện.

B. một người đối thoại.

C. một khách thể.

D. một người kể chuyện.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Nhận định nào dưới đây về Nguyễn Khuyến không chính xác:

A. Ông là người có tài năng và cốt cách thanh cao

B. Ông có tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết

C. Khi từ quan, ông dùng ngòi bút tấn công trực diện và mạnh mẽ vào bọn bán nước và cướp nước

D. Ông sống trọn đời giản dị và thanh bạch

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Phan Bội Châu?

A. Sinh năm 1910, mất năm 1942

B. Sinh năm 1915, mất năm 1951

C. Sinh năm 1867, mất năm 1940

D. Sinh năm 1912, mất năm 1939

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Luồng văn hóa mới chủ yếu du nhập vào nước ta chủ yếu là qua tầng lớp nào?

A. Tầng lớp nho sĩ

B. Tầng lớp no sĩ có tư tưởng tiến bộ

C. Những người được đi du học ở Phương Tây

D. Tầng lớp trí thức Tây học nói chung

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Giá trị nội dung của truyện Lục Vân Tiên thể hiện ở những điểm nào?

A. Đề cao tình nghĩa giữa con người với nhau trong xã hội. (1)

B. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay cứu giúp những người gặp khó khăn. (2)

C. Thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống công bằng và thắng lợi của chính nghĩa. (3)

D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, cảnh cáng đưa Lê Hữu Trác đi: Tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường, cáng chạy như ngựa lồng khiến người được khiêng bị xóc "khổ không nói hết" đã vẽ nên một bức tranh

A. đáng thương, cực khổ.

B. tức cười, ngộ nghĩnh.

C. thú vị, hào hứng.

D. tức cười, đáng thương.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án: