Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Bắc Kiến Xương

1.Bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến thể hiện một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật phương Đông, đó là

A. lấy động để tả động.

B. lấy động để tả tĩnh.

C. lấy tĩnh để tả động.

D. lấy tĩnh để tả tĩnh.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Ở phần đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, nhân vật trữ tình xưng "tôi", phần cuối bài thơ lại xưng "ta". Việc thay đổi cách xưng gọi như vậy, chủ yếu nhằm dụng ý gì?

A. Nhân vật trữ tình muốn nhân danh cả một lớp người trẻ trung để có thêm sự tiếp sức.

B. Nhân vật trữ tình muốn tự nâng mình lên một tầm vóc lớn lao hơn để có thể chạy đua với thời gian và ôm riết tất cả.

C. Nhân vật trữ tình muốn nhấn mạnh sự bé nhỏ, hữu hạn của "cái tôi" cá nhân trước thời gian, cuộc đời.

D. Nhân vật trữ tình muốn tạo ra một giọng nói đầy quyền uy trước thời gian, cuộc đời.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Thể loại nào du nhập từ phương Tây lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam?

A. Truyện ngắn.

B. Tùy bút, bút kí.

C. Kịch nói.

D. Tiểu thuyết.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Qua câu chuyện "hầu Trời" được Tản Đà hư cấu, kể lại bằng thơ, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?

A. Nói chí một cách trịnh trọng.

B. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết.

C.  Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.

D. Tỏ lòng một cách trang nghiêm.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Thi sĩ Tản Đà đã vẽ một bức tranh chân thực và cảm động về cuộc đời cơ cực, tủi hổ của mình, cũng là của bao nhiêu người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân phong kiến trong bài thơ Hầu trời.
Chi tiết nào không có trong bức tranh ấy?

A.  Sống không có nhà cửa cho đàng hoàng.

B. Làm chẳng đủ ăn.

C. Bên ngoài o ép đủ điều.

D.  Chết chẳng có quan tài cho tươm tất.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Cụm từ "say lại tỉnh" trong câu "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh" của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương gợi lên

A. sự luẩn quẩn, bế tắc của nhân vật trữ tình.

B. những tâm trạng thường trực của nhân vật trữ tình.

C. sự vượt thoát hoàn cảnh của nhân vật trữ tình.

D. bản lĩnh của nhân vật trữ tình.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc  đời của người đã khuẩt?

A. Lung khởi

B. Thích thực

C. Ai vãn

D. Kết

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu tham gia phong trào chống Pháp bằng cách

A. bàn bạc mưu lược với các chiến sĩ yêu nước chống Pháp.

B. đóng góp, ủng hộ vật chất cho các cuộc khởi nghĩa.

C. trực tiếp cầm súng chiến đấu như một nghĩa binh.

D. tổ chức và lãnh đạo một cuộc kháng chiến.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

A. Thu - Đông - Xuân - Hạ.

B. Đông - Xuân - Hạ - Thu.

C. Xuân - Hạ - Thu - Đông.

D. Hạ - Thu - Đông - Xuân.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Dụng ý của nhà văn Kim Lân khi viết truyện Vợ nhặt chủ yếu là:

A. tố cáo chính sách cai trị vô nhân đạo của thực dân, phát xít.

B. dựng lên khung cảnh thôn quê những ngày đói kém.

C. kể lại nạn đói năm 1945 để nói lên tình cảnh bi thảm của người dân lao động.

D. đặt người lao động vào tình huống đói khát, bi thảm nhất để phát hiện và diễn tả những khát vọng đáng trân trọng của họ.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11."Với hàng chục tác phẩm tương đối bề thế được ấn hành từ khoảng năm 1913 đến năm 1930", ông là cây bút tiểu thuyết nổi bật ở trong Nam. Ông là

A. Hoàng Ngọc Phách.

B. Nguyễn Bá Học.

C. Trọng Khiêm.

D. Hồ Biểu Chánh.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?

A. Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm

B. Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

C.  Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.

D. Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Tâm trạng và cảnh sống của nhân vật nào không giống với các nhân vật còn lại trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam?

A. Bà cụ Thi

B.  Gia đình bác xẩm

C. Chị Tí

D. Bác phở Siêu

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Nhận định nào dưới đây đúng nhất với bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến?

A. Cảnh thu trong bài gợi nỗi buồn tiếc nuối

B. Cảnh thu trong bài đẹp, xôn xao lòng người

C. Cảnh thu trong bài đẹp nhưng tỉnh lặng và đượm buồn

D. Cảnh thu trong bài nhuốm trọn nỗi buồn mất nước

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Cụm địa danh nào sau đây không có trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

A. Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

B. Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam.

C. Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.

D. Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

16."Thể thơ này có cả vần trắc, vần bằng; vần lưng, vần chân; nhịp chẵn, nhịp lẻ; số âm tiết mỗi dòng có cả chẵn và lẻ (từ 6 đến 8 âm tiết)...nên đắc dụng cho loại hình ngâm, than, vãn,..."

A. Lục bát.

B. Song thất lục bát.

C. Thất ngôn.

D. Ngũ ngôn.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Nội dung của hai câu luận trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương góp phần bộc lộ tính cách...của Hồ Xuân Hương.

A. tự kiêu, tự đại.

B. ngổ ngáo, bất cần.

C. tự phụ, bướng bỉnh.

D. mạnh mẽ, táo bạo.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?

A. Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên

B. Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh

C. Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man

D. Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?

A. Vi hành

B. Ngục trung nhật kí

C.  Ngục Kon Tum

D. Con rồng tre

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Nhận định nào chính xác nhất về tiếng cười trong bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?

A. Tiếng cười tự trào.

B. Tiếng cười phê phán.

C. Tiếng cười châm biếm.

D. Tiếng cười chế giễu.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án: