Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Hoằng Hoá 4

1.Bài thơ nào của Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu xem là "điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ"?

A. Thu điếu

B. Thu ẩm

C. Thu vịnh

D. Vịnh núi An Lão

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Thạch Lam sở trường về thể lọai nào?

A. Truyện ngắn trữ tình

B. Tiểu thuyết tình cảm

C. Tùy bút

D. Ông là một tài năng đa dạng

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh", tác giả kí sự đã giới thiệu như thế nào về xuất thân của mình?

A. Xuất thân nông dân, con nhà nghèo hèn

B. Xuất thân nơi phủ chúa, nay đã về nơi điền dã

C. Vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa

D. Cả a, b, c đều sai

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Dòng nào nói không đúng về tác giả Phan Châu Trinh?

A. Năm 1908, khi phong trào chống sưu thuế dậy lên ở Trung Kì, ông bị bắt đày đi Côn Đảo cùng với nhiều chí sĩ khác

B. Sinh năm 1872, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì.

C. Ông đỗ phó bảng năm Tân Sửu (1901), làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan, đi làm cách mạng.

D. Mong gây dựng nền "luân lí xã hội" ở nước ta, ông đã tổ chức cho nhiều thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, tạo nên một phong trào vận động rộng lớn, gây tiếng vang trong nước.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Câu thơ nào trong bài tải hiện việc chuẩn bị sang Nhật Bản cầu viện của tác giả?

A. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài

B. Sau này muôn thuở, há ai không

C. Trong khoảng càn khôn cần có tớ

D. Muốn vượt bề Đông theo cánh gió

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Đặc trưng phong cách Nguyễn Đình Chiểu là:

A.  Triết luận trữ tình

B. Triết lí suy tưởng

C. Trữ tình - đạo đức

D. Triết lí - đạo đức

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Câu nào trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” cho thấy Phan Bội Châu đã hoàn toàn đoạn tuyệt với những tư tưởng xưa cũ?

A. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài

B. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

C. Há để càn khôn tự chuyển dời.

D. Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của việc lặp lại nhiều lần từ "ghét" và từ "thương" trong đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Cho thấy mức độ sâu sắc và mãnh liệt trong tình cảm của ông Quán.

B. Cho thấy tính chất triết lí của nội dung đoạn trích.

C. Chỉ ra cảm hứng chủ đạo của tác giả trong đoạn trích.

D. Cho thấy ông Quán là người có thái độ, tình cảm rất rõ ràng.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Từ "cũng" trong hai câu đầu bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến được thốt ra với giọng điệu như thế nào?

A. Tán thưởng và khen ngợi.

B. Đay đả đầy vẻ miệt thị.

C. Đau đớn và xót xa.

D. Căm giận đến sục sôi.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Từ "ngất ngưởng" được sử dụng mấy lần trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?

A. 7.

B. 5.

C. 4.

D. 6

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Ý nào nói không đúng về lời thoại đầu tiên của Romeo trong đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia?

A. Ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc đắm say.

B. Là lời độc thoại nội tâm dài.

C. Thể hiện được cá tính mạnh mẽ của chàng.

D. Chứa đựng nhiều sự liên tưởng, tưởng tượng.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Tất cả những người được nhắc đến trong niềm thương của ông Quán (Lẽ ghét thương, Nguyễn Đình Chiểu) đều có nét chung

A. là những người có tài, khiến mọi người phải khâm phục.

B. là những người tài đức, có chí lớn nhưng không đạt sở nguyện.

C. là những người có đức, được người đời thương mến.

D. là những người nổi tiếng, ai ai cũng nghe danh.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

A. Chỉ một con vật ngoài biển.

B. Chỉ một đồ vật trong nhà.

C. Không có ý nghĩa gì.

D. Chỉ sự liên tiếp.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành?

A. Năm 1962, trở lại miền Nam, hoạt động ở khu V.

B. Năm 1950, đang học trung học chuyên khoa thì gia nhập quân đội và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.

C. Sau Hiệp định Giơnevơ tập kết ra Bắc.

D. Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên bắt đầu từ kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Sự thay đổi về chế độ khoa cử tuyển chọn nhân tài ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX không mang lại điều gì?

A. Nho học suy vi.

B. Tệ mua quan bán tước trở nên phổ biến.

C. Chọn được nhiều nhân tài cho đất nước.

D. Rường mối xã hội rệu rã.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Trong sự nghiệp văn học của mình, Phan Châu Trinh nổi tiếng nhất là về thể loại văn học nào?

A.  Thơ và diễn ca.

B. Tự truyện và thơ.

C. Văn chính luận và thơ.

D. Diễn ca và tự truyện.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?

A. Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.

B. Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.

C. Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.

D. Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

18.  Nguyễn Đình Chiểu đề cao đặc trưng nào của văn chương qua hai câu thơ sau?   "Văn chương ai chẳng muốn nghe    Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần"                                (Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

A. Tính nhận thức.

B. Tính thẩm mĩ.

C. Tính giáo dục.

D. Tính giải trí.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát, hình tượng người đi trên bãi cát dài không được thể hiện ở phương diện

A. một chủ thể tự thể hiện.

B. một người đối thoại.

C. một khách thể.

D. một người kể chuyện.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Cụm từ "say lại tỉnh" trong câu "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh" của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương gợi lên

A. sự luẩn quẩn, bế tắc của nhân vật trữ tình.

B. những tâm trạng thường trực của nhân vật trữ tình.

C. sự vượt thoát hoàn cảnh của nhân vật trữ tình.

D. bản lĩnh của nhân vật trữ tình.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án: