Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Quảng Xương 3

1.Thạch Lam sở trường về thể lọai nào?

A. Truyện ngắn trữ tình

B. Tiểu thuyết tình cảm

C. Tùy bút

D. Ông là một tài năng đa dạng

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B. Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp

D. Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Lúc ấy, vì nhiều lí do, nhiều sĩ phu Bắc Hà không ra làm quan cho nhà Tây Sơn (Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm). Dòng nào không phải lí do ấy?

A. Sợ liên lụy, phiền phức.

B. Coi thường danh lợi.

C. Xem Tây Sơn là "giặc", tìm cách chống lại Tây Sơn.

D. Muốn bảo toàn nhân cách nhà nho "tôi trung không thờ hai chủ".

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Điệp ngữ "này đây" được sử dụng mấy lần ở đầu và ở giữa các dòng thơ trong đoạn từ dòng thứ 5 đến dòng 11 (Vội vàng, Xuân Diệu ).?

A. 3 lần.

B. 5 lần.

C.  4 lần.

D. 6 lần.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Trong phần 1 của đoạn trích Về luân lí xã hội của nước ta (theo cách đánh số thứ tự của SGK), tác giả Phan Châu Trinh đã lựa chọn cách vào đề nào trong những cách sau đây nhằm đánh tan sự ngộ nhận của nhiều người về khái niệm "luân lí xã hội"?

A. Nói bóng gió, nhẹ nhàng về tình trạng hiểu lầm khái niệm.

B.  Nói gián tiếp về tình trạng hiểu lầm khái niệm.

C.  Nói theo lối biểu tưởng hai mặt về tình trạng hiểu lầm khái niệm.

D. Nói trực tiếp, thẳng thừng về tình trạng hiểu lầm khái niệm.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương có...bài.

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Toàn bộ các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền tảng khách quan của đời sống nhân vật là:

A. Cốt truyện

B. Chi tiết

C. Hoàn cảnh

D. Kết cấu

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu tham gia phong trào chống Pháp bằng cách

A. bàn bạc mưu lược với các chiến sĩ yêu nước chống Pháp.

B. đóng góp, ủng hộ vật chất cho các cuộc khởi nghĩa.

C. trực tiếp cầm súng chiến đấu như một nghĩa binh.

D. tổ chức và lãnh đạo một cuộc kháng chiến.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Mầm mống của văn học lãng mạn được nảy sinh từ:

A. Thơ Tản Đà

B. Tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách

C. Cả a,b đều đúng

D. Cả a,b đều sai

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là

A. mang đậm triết lí nhân sinh, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh.

B. đậm chất trữ tình, lấy đề tài tình yêu của mình làm nguồn cảm hứng cho thơ ca.

C. khai thác triệt để những khía cạnh của tình yêu để đưa vào đề tài thơ của mình.

D. trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất đóng góp của Nguyễn Tuân về cách sử dụng ngôn từ trong Chữ người tử tù?

A. Giàu chất tạo hình.

B. Giàu chất hội họa và âm thanh.

C. Giàu âm thanh.

D. Giàu chất hội họa.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Bút danh Tản Đà được tạo ra theo cách nào?

A.  Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê ông

B.  Ghép tên làng với tên thôn ở quê ông

C.  Ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông

D. Ghép tên một thắng cảnh với tên một thắng cảnh khác ở quê ông

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương?

A. Viết nhiều về đề tài phụ nữ

B. Thơ giàu cảm hứng trào phúng mà vẫn sâu đậm chất trữ tình

C. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo nhất, giá trị nhất là ở mảng thơ chữ Hán

D.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ  "T tình" là gì?

A. Sử dụng thủ pháp đảo ngữ

B. Sử dụng các thành ngữ

C. Sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh

D. Sử dụng thủ pháp đối lập

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Dòng nào nói đúng quan niệm của nhà nho ngày xưa?

A. Chỉ xem trọng "tài", phủ nhận "đức".

B. Xem trọng "tài" hơn "đức".

C. Chỉ xem trọng "đức", phủ nhận "tài".

D. Xem trọng "đức" hơn "tài".

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về:

A. Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.

B. Cuộc đời của Tnú.

C. Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.

D. Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Các chi tiết: mặt trời "đỏ rực...ánh hồng như hòn than sắp tàn", cái chõng "sắp gãy", phiên chợ "vãn từ lâu" (Hai đứa trẻ, Thạch Lam), đặt cạnh nhau trong cảnh chiều buông nhằm tô đậm không khí, ấn tượng về: 

A. Một cái gì nghèo nàn

B. Một cái gì sa sút, lụi tàn

C. Một cái gì đang mất đi.

D. Một cái gì đã hết.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Biểu hiện nào dưới đây về cái "ngông" của Tản Đà về sau đã trở thành một biệt danh quen thuộc của ông?

A. Tự cho văn mình hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.

B.  Nhận mình là người nhà Trời, xuống hạ giới thực hành "thiên lương".

C.  Không thấy ai đáng coi là bạn tri âm của mình, ngoài Trời và chư tiên.

D. Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông".

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Hoạt động chủ yếu của Duy Tân hội là gì?

A. Lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp

B. Đưa du học sinh sang Nhật Bản

C. Lãnh đạo phong trào chống thuế ở Trung Kì

D. Tiến hành các cuộc cải cách mang tư tưởng dân chủ tư sản

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Ý nào không được gợi ra từ câu "Trơ cái hồng nhan với nước non" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương?

A. Thể hiện sự tủi hổ, xót xa của tác giả khi nhận ra hoàn cảnh của mình.

B. Thể hiện sự rẻ rúng của tác giả với nhan sắc của mình.

C. Thể hiện sự thách thức, sự bền gan của tác giả trước cuộc đời.

D. Thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả khi rơi vào hoàn cảnh lẻ loi.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án: