Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên

1.Bản lĩnh cá nhân của tác giả Nguyễn Công Trứ trong cuộc sống được thể hiện rõ nét trong câu thơ nào dưới đây?

A. "Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng".

B. "Vũ trụ nội mạc phi phận sự".

C. "Trong triều ai ngất ngưởng như ông".

D. "Khen chê phơi phới ngọn gió đông".

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Đoạn văn mở đầu Hai đứa trẻ của Thạch Lam: "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời" đã tạo được hiệu quả gì rõ nhất trong việc mở ra bức tranh tâm trạng của nhân vật?

A. Nhịp điệu, chiều hôm vang ngân trong tâm hồn nhân vật Liên.

B. Hình ảnh, không gian chiều hôm ám ảnh trong tâm hồn Liên.

C. Đường nét, hình khối chiều hôm chập chờn trong tâm hồn Liên.

D. Ánh sáng, màu sắc chiều hôm lấp lánh trong tâm hồn Liên.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Qua câu chuyện "hầu Trời" được Tản Đà hư cấu, kể lại bằng thơ, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?

A. Nói chí một cách trịnh trọng.

B. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết.

C.  Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.

D. Tỏ lòng một cách trang nghiêm.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Tiểu thuyết là thể loại

A. Cỡ lớn

B. Cỡ trung bình

C. Cỡ nhỏ

D. Tất cả sai

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Bài thơ Tiếng hát con tàu được rút ra từ tập thơ:

A. Điêu tàn.

B. Ánh sáng và phù sa.

C. Những bài thơ đánh giặc.

D. Hái theo mùa.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Sau khi khóc những nghĩa sĩ Cần Giuộc: "thà thác mà đặng câu địch khái", nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã nghĩ đến những ai và canh cánh điều gì?

A. Tác giả "tủi phận bạc" dùm người đã chết, lo cho cuộc đời còn lại của mẹ già, vợ trẻ của người nghĩa sĩ, nghĩ nhiều đến "một trận khói tan, nghìn năm tiết rõ".

B. Tác giả nghĩ nhiều đến Chùa Tông Thạnh, lo lắng về người mẹ già, người vợ trẻ của người đã khuất, canh cánh "một khắc đặng trả hờn".

C. Tác giả đau lòng cho cuộc đời còn lại của những người mẹ già và những người vợ trẻ không còn ai để nương tựa, canh cánh nỗi niềm ai sẽ là người dẹp giặc cứu nước muôn dân.

D. Tác giả nghĩ đến linh hồn người đã khuất, mong họ "sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc" và canh cánh nỗi lo "ai cứu đặng một phường con đỏ".

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Quan niệm của tác giả về cái chết của nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là gì?

A. Cả đời làm ruộng, chỉ một trận đánh Tây mà phải chết rất đáng thương.

B. Họ chết một cách vô ích.

C. Họ chết là mất.

D. Thác mà còn, danh thơm đồn, muôn đời ai cũng mộ.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Hai câu nào trong bài thơ Tự tình (bài II) cho thấy sự gắng gượng vươn lên để thoát số phận của tác giả?

A. "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn"

B. "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!"

C. "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"

D. "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm tiêu biểu cho giọng thơ nào sau đây:

A. Trữ tình - Chính trị.

B. Trữ tình - Triết lý.

C. Trữ tình - Chính luận.

D. Trữ tình - lãng mạn.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Nét đặc sắc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam về mặt nội dung là gì?

A. Khắc họa được sự nghèo khó của người dân phố thị, đồng thời bộc lộ niềm thương cảm của tác giả

B. Bộc lộ nội tâm của nhân vật

C.  Miêu tả chân thực cuộc sống ở một phố thị nhỏ

D. Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

A. Chỉ một con vật ngoài biển.

B. Chỉ một đồ vật trong nhà.

C. Không có ý nghĩa gì.

D. Chỉ sự liên tiếp.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Trường hợp nào không phải là đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?

A. Những người đỗ tiến sĩ bằng tài năng thực sự và đem cái tài của mình ra phục vụ cho đất nước.

B. Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của ông.

C. Những đồ chơi hình ông tiến sĩ làm bằng giấy cùng một ít phẩm màu xanh đỏ, dành cho trẻ em trong dịp tết Trung thu.

D. Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất, luôn vênh vang không biết liêm sỉ.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:

A. hiện thực

B. lãng mạn

C. trào lộng

D. châm biếm, mỉa mai

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Dòng nào nói chính xác nhất về Chiếu cầu hiền?

A. Dòng nào nói chính xác nhất về Chiếu cầu hiền?

B. Chiếu cầu hiền do vua Quang Trung đọc cho Ngô Thì Nhậm viết.

C. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay.

D. Chiếu cầu hiền do vua Quang Trung viết.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Trong Chữ người tử tù, sự mệnh danh nào sau đây dành cho viên quản ngục được Nguyễn Tuân tạo ra như một hình ảnh so sánh độc đáo?

A. Một người có "sở nguyện cao quý", có "biệt nhỡn liên tài".

B. Một kẻ "biết mến khí phách", "biết trọng người có tài".

C. Một "tấm lòng trong thiên hạ".

D. Một "thanh âm trong trẻo".

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Bài thơ nào của Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu xem là "điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ"?

A. Thu điếu

B. Thu ẩm

C. Thu vịnh

D. Vịnh núi An Lão

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?

A. Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.

B. Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.

C. Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.

D. Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Quan niệm chí nam nhi phải tự quyết định chỗ đứng của mình trong trời đất được thể hiện trong câu thơ nào?

A. Sau này muôn thuở, há ai không

B. Trong khoảng càn khôn cần có tớ

C. Há để càn khôn tự chuyển dời

D. Làm trai phải lạ ở trên đời

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật có tác dụng bộc lộ tính cách số phận nhân vật là:

A. Cốt truyện

B. Chi tiết

C. Hoàn cảnh

D. Kết cấu

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Những hình ảnh được nói đến trong hai câu luận của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng gì?

A. Tâm trạng buồn chán, cô đơn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài tạo nên sự nhàm chán.

B. Tâm trạng buồn khổ, muốn có sự đồng cảm và sẻ chia để vượt qua bi kịch tinh thần.

C. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào tình yêu.

D. Tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án: