Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Đặng Thai Mai

1.Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là

A. mang đậm triết lí nhân sinh, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh.

B. đậm chất trữ tình, lấy đề tài tình yêu của mình làm nguồn cảm hứng cho thơ ca.

C. khai thác triệt để những khía cạnh của tình yêu để đưa vào đề tài thơ của mình.

D. trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của việc Lê Hữu Trác đưa bài thơ vào đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?

A. Thể hiện tài năng thơ ca của tác giả.

B. Thể hiện tính ngẫu hứng trong cảm xúc của tác giả.

C. Làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm.

D. Làm tăng tính hàm súc của tác phẩm.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?

A. Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.

B. Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

C. Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.

D. Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Ý nào không phải là mục đích của tác giả khi thể hiện hình tượng người đi trên bãi cát dài một cách đa chiều trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát?

A. Để chứng tỏ người đi trên bãi cát dài - tác giả là người có suy nghĩ toàn diện sâu sắc.

B. Để trình bày những tâm trạng, thái độ khác nhau của người đi trên bãi cát dài khi đứng trước các hoàn cảnh khác nhau.

C. Để người đi trên bãi cát dài hiểu rõ mình hơn, từ đó tìm cho mình một con đường đúng đắn nhất.

D. Để trình bày những suy nghĩ khác nhau của người đi trên bãi cát dài trước những vấn đề bức bối đang đặt ra.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, "tôi" đã thể hiện ước muốn "tắt nắng, buộc gió", nói một cách giản dị và thực chất, là ước muốn điều gì?

A.  Muốn có được sức mạnh, quyền năng của tạo hóa.

B. Muốn vĩnh viễn hóa hương sắc của tuổi trẻ, mùa xuân.

C. Muốn chặn đứng bước đi của thời gian.

D. Muốn có được quyền uy của thượng đế.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Vai trò của văn học lãng mạn Việt Nam trong thời kỳ nó tồn tại là gì?

A. Góp phần làm cho tâm hồn người đọc thêm giàu có về tri thức, tinh tế về tâm hồn.

B. Giúp cho người đọc càng yêu thêm quê hương, xứ sở, tự hào về văn hoá dân tộc, và biết đau nỗi đau mất nước.

C. Thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống lại những ràng buộc lễ giáo phong kiến để giải phóng cá nhân, ca ngợi tình yêu và hạnh phúc chính đáng của con người.

D.  Tất cả các ý.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Trong bài Chiếu cầu hiền, vua Quang Trung đã thẳng thắn nhận ra điều bất cập nào sau đây của triều đại mới do mình đứng đầu?

A. Biên cương chưa ổn định, dân còn nhọc mệt. (2)

B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

C. Đức hoá của vua chưa kịp thấm nhuần trong muôn dân. (3)

D. Triều chính mới nên kỉ cương còn nhiều khiếm khuyết. (1)

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài văn diễn thuyết Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh là gì?

A. Dùng các cụm từ giàu màu sắc cảm xúc.

B. Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ

C. Kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận

D.  Sử dụng nhiều câu cảm thán

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát, hình tượng người đi trên bãi cát dài không được thể hiện ở phương diện

A. một chủ thể tự thể hiện.

B. một người đối thoại.

C. một khách thể.

D. một người kể chuyện.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

A. Nhớ người yêu. 

B. Nhớ cha mẹ.

C. Nhớ bạn bè. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ  "T tình" là gì?

A. Sử dụng thủ pháp đảo ngữ

B. Sử dụng các thành ngữ

C. Sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh

D. Sử dụng thủ pháp đối lập

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Đối tượng được đề cập nhiều nhất trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám là những ai?

A. Cường hào và thực dân pháp.

B. Thực dân và phong kiến

C. Tư sản mại bản và địa chủ

D. Nông dân nghèo và trí thức nghèo

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:

A. 1942 - 1988.

B. 1942 - 1986.

C. 1943 - 1985.

D. 1940 - 1988.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam?

A.  Tả cảnh, tả tâm trạng và tạo không khí truyện

B.  Tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

C. Nghệ thuật trào phúng phong phú, sâu sắc

D.  Điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lý, văn trần thuật

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Dòng nào nói không đúng về tác giả Tản Đà?

A. Ông theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khóa thi Hương hỏng, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ. 

B. Ông sinh năm 1889, mất năm 1939, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).

C. Bút danh của ông được tạo ra bằng cách ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.

D. Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn "người của hai thế kỉ".

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Tác phẩm nào sau đây không phải của Phan Bội Châu?

A. Trùng Quang tâm sử

B. Thất điều trần (1922)

C. Việt Nam vong quốc sử (1905)

D. Hải ngoại huyết thư (1906)

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Nét nghĩa nào phù hợp với từ "cũng" (được lặp lại bốn lần) trong hai câu đầu bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?

A. Như mọi trường hợp thông thường, mặc dù hoàn cảnh, điều kiện trong trường hợp nêu ra là khác thường.

B. Như những trường hợp tương tự, theo nhận định chủ quan của người nói (dùng để làm cho lời nói bớt vẻ khẳng định).

C. Đồng thời diễn ra trong một hoàn cảnh, điều kiện.

D. Không khác, so với trường hợp nêu ra hoặc so với những trường hợp thông thường, hay là với trước kia.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Dụng ý của nhà văn Kim Lân khi viết truyện Vợ nhặt chủ yếu là:

A. tố cáo chính sách cai trị vô nhân đạo của thực dân, phát xít.

B. dựng lên khung cảnh thôn quê những ngày đói kém.

C. kể lại nạn đói năm 1945 để nói lên tình cảnh bi thảm của người dân lao động.

D. đặt người lao động vào tình huống đói khát, bi thảm nhất để phát hiện và diễn tả những khát vọng đáng trân trọng của họ.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Trong tác phẩm Chiếu cầu hiền, thái độ của vua Quang Trung khi cầu hiền là gì?

A. Khích bác, kì thị những sĩ phu của triều đại cũ (Lê - Trịnh).

B. Hăm doạ, răn đe nhưng sĩ phu có ý chống Tây Sơn.

C. Cầu thị, trọng dụng người tài, thuyết phục người tài ra giúp nước.

D. Dùng mệnh lệnh để bắt buộc người tài ra giúp nước.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Sự khác biệt chủ yếu và quan trọng nhất giữa hai bộ phận văn học phát triển hợp pháp (bộ phận văn học công khai) và văn học phát triển bất hợp pháp (bộ phận văn học không công khai) trong giai đoạn 1900-1945 là

A. có hoặc chưa có những đóng góp mang ý nghĩa quyết định đối với quá trình hiện đại hóa văn học thời kì này.

B. được hoặc không được đăng tải công khai.

C. có hoặc không có điều kiện đầu tư công sức vào nghệ thuật.

D. có hoặc không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chế độ thực dân.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án: