Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Tĩnh Gia 4

1.Quan niệm của tác giả về cái chết của nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là gì?

A. Cả đời làm ruộng, chỉ một trận đánh Tây mà phải chết rất đáng thương.

B. Họ chết một cách vô ích.

C. Họ chết là mất.

D. Thác mà còn, danh thơm đồn, muôn đời ai cũng mộ.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Sự băn khoăn, trăn trở của Lê Hữu Trác khi kê đơn thuốc cho thế tử thể hiện rõ nhất điều gì ở vị danh y?

A. Sự coi thường danh lợi

B. Sự kín đáo

C. Cái tâm của người thầy thuốc

D. Sự khao khát một cuộc sống tự do, phóng túng

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

3.“ Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” là lời của ai?

A. Chí Phèo nói với Thị Nở

B. Bà Ba nói với Chí Phèo

C. Bá Kiến nói với Chí Phèo

D. Thị Nở nói với Chí Phèo
 

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Sự thay đổi về chế độ khoa cử tuyển chọn nhân tài ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX không mang lại điều gì?

A. Nho học suy vi.

B. Tệ mua quan bán tước trở nên phổ biến.

C. Chọn được nhiều nhân tài cho đất nước.

D. Rường mối xã hội rệu rã.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Chọn một cụm từ để điền vào chỗ trống trong câu văn. "Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam [...] một thời đại phong phú như thời đại này". (Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh)

A.  "khó có".

B.  "không bao giờ có".

C. "hiếm có".

D.  "chưa bao giờ có".

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Bài thơ Tiếng hát con tàu được rút ra từ tập thơ:

A. Điêu tàn.

B. Ánh sáng và phù sa.

C. Những bài thơ đánh giặc.

D. Hái theo mùa.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được viết theo thể loại

A. thất ngôn trường thiên.

B. thất ngôn bát cú.

C. trường đoản cú

D. hát nói.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Phong cách Thạch Lam nghiêng về

A. Hiện thực nghiêm ngặt.

B. Trào phúng.

C. Không có cốt truyện đặc biệt. Phảng phất như bài thơ đượm buồn.

D.  Trần trụi, thô ráp như cuộc sống.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:

A. Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B. Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D. Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Cảm hứng trong bài “ Hương Sơn phong cảnh ca” là:

A. Cảm hứng tôn giáo

B. Cảm hứng yêu thiên nhiên

C. Hòa quyện giữa cảm hứng tôn giáo với tình yêu giang sơn đất nước tươi đẹp

D. Hòa quyện giữa cảm hứng thiên nhiên với cảm hứng nhân vân

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Cảnh vật mùa thu được nhắc đến trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có đặc điểm

A. Vừa tươi tắn vừa mát mẻ.

B. Vừa trong vừa tĩnh lặng.

C. Vừa sinh động vừa giàu sức sống.

D. Vừa lạnh lẽo vừa hiu hắt.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Dòng nào nói không đúng về tác giả Phan Châu Trinh?

A. Năm 1908, khi phong trào chống sưu thuế dậy lên ở Trung Kì, ông bị bắt đày đi Côn Đảo cùng với nhiều chí sĩ khác

B. Sinh năm 1872, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì.

C. Ông đỗ phó bảng năm Tân Sửu (1901), làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan, đi làm cách mạng.

D. Mong gây dựng nền "luân lí xã hội" ở nước ta, ông đã tổ chức cho nhiều thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, tạo nên một phong trào vận động rộng lớn, gây tiếng vang trong nước.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Vở kịch "Tình yêu và thù hận" được trích từ tác phẩm nào?

A. Đam mê

B. Romeo và Juliet

C. Hận tình

D. Mối tình đầu

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, tại sao những con người nơi phố huyện đêm nào cũng cố thức đến khuya?

A. Chỉ là một thói quen lặp đi lặp lại trong vô thức.

B. Họ muốn ngồi lại chuyện trò với nhau để tạm quên đi nỗi buồn trong đời sống.

C. Họ mong bán được hàng để kiếm thêm một chút gì cho "sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ".

D. Họ mong được nhìn thấy chuyến tàu, bởi vì đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15."Thương vợ" là bài  thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Tú Xương vì:

A. Cảm xúc thơ chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc

B. Lời thơ, ý thơ vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ

C. Giọng điệu thơ hóm hỉnh, hài hước

D. Cả a,b,c

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Câu nào sau đây nói đúng về mối quan hệ giữa xu hướng văn học hiện thực và văn học lãng mạn?

A. Cùng tồn tại song song và hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh loại trừ nhau.

B.  Cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh nhau vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hoá lẫn nhau.

C. Cùng tồn tại song song nhưng luôn có ranh giới biệt lập không quan hệ nhau.

D. Cùng tồn tại song song, hoàn toàn đối lập nhau về giá trị nhưng không loại trừ nhau.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Thể loại văn học nghệ thuật nào từ phương Tây lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam?

A.  Kịch nói

B. Tiểu thuyết

C. Tuỳ bút

D. Truyện ngắn

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Bài viết Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh nói đến "thời đại thi ca" nào?

A. 1932-1942

B.  1932-1943

C. 1932-1940

D. 1932-1941

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19.Câu thơ nào trong bài tải hiện việc chuẩn bị sang Nhật Bản cầu viện của tác giả?

A. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài

B. Sau này muôn thuở, há ai không

C. Trong khoảng càn khôn cần có tớ

D. Muốn vượt bề Đông theo cánh gió

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh ký sự), trước cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa, thái độ của Lê Hữu Trác như thế nào?

A. Bộc lộ một cách gián tiếp

B.  Không đồng tình với cuộc sống xa hoa

C. Dửng dưng trước những cám dỗ vật chất

D. Cả A, B và C 

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án: