Đề thi thử trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Yên Định 2

1.Dòng nào sau đây là giá trị tư tưởng của văn học lãng mạn?

A. Diễn tả nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân bị bóc lột bởi thực dân và cường hào ác bá.

B. Các tác phẩm thấm đượm tinh thần nhân đạo và khắc hoạ sinh động hiện thực đau thương của dân tộc bị nô lệ.

C. Giúp cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, giúp họ thêm yêu quê hương, xứ sở, quý trọng tiếng mẹ đẻ, tự hào về nền văn hoá lâu đời của dân tộc, biết buồn đau và tủi nhục trước cảnh mất nước.

D. Vạch trần bộ mặt tàn bạo của chế độ thực dân nửa phong kiến.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

2.Hạn chế cơ bản của văn học lãng mạn là gì?

A. Không thể hiện được vai trò tiên phong trong công cuộc chống lại sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá nước ngoài.

B. Nội dung thường xoay quanh cuộc sống cá nhân, ít quan tâm đến vấn đề xã hội.

C. Đề cao cái tôi cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

D. Xa lánh đời sống xã hội chính trị của đất nước, thường trốn vào nơi xa xăm khuất nẻo tâm hồn và đi đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

3.Chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây?

A. "T tình" thể hiện bi kịch của nhân vật trữ tình

B. "T tình" thể hiện khát vọng sống của nhân vật trữ tình

C. " T tình" thể hiện khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình

D. Cả a,b,c đều đúng

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

4.Hai đứa trẻ của Thạch Lam được in trong tập

A. Gió đầu mùa.

B. Sợi tóc.

C. Hà Nội ba sáu phố phường.

D. Nắng trong vườn

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

5.Trong mỗi cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?

A. Nước đỗ lá khoai 

B. Chuột chạy cùng sào

C. Cờ đến tay ai, người đó khuất

D. Đẽo cày giữa đường

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

6.Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?

A. Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.

B. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua.
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

C. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

D. Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

7.Chủ đề nào không xuất hiện trong các tác phẩm viết sau khi Pháp xâm lược nước ta của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Phê phán triều đình nhu nhược.

B. Lên án mạnh mẽ quân xâm lược.

C. Ngợi ca tinh thần nghĩa khí và tấm gương chiến đấu của nhân dân.

D. Bênh vực những con người nhỏ bé trong xã hội.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

8.Dòng nào không nói đúng đặc điểm ngôn ngữ sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Giàu sức biểu cảm.

B. Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa.

C. Có tính chính xác cao.

D. Lời thơ (văn) giản dị, mộc mạc.

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

9.Hình ảnh "bãi cát dài" trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát biểu tượng cho

A. sự vô cùng của thiên nhiên.

B. sự vô nghĩa của đời người.

C. con đường công danh khoa cử.

D. khát vọng của con người.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

10.Câu thơ nào trong bài tải hiện việc chuẩn bị sang Nhật Bản cầu viện của tác giả?

A. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài

B. Sau này muôn thuở, há ai không

C. Trong khoảng càn khôn cần có tớ

D. Muốn vượt bề Đông theo cánh gió

Đáp án. Câu trả lời 4 (D)

Gợi ý/ lời đáp án:

11.Giá trị nội dung của truyện Lục Vân Tiên thể hiện ở những điểm nào?

A. Đề cao tình nghĩa giữa con người với nhau trong xã hội. (1)

B. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay cứu giúp những người gặp khó khăn. (2)

C. Thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống công bằng và thắng lợi của chính nghĩa. (3)

D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

12.Hát nói hấp dẫn người nghe chủ yếu là ở:

A. Các hình ảnh thơ

B. Cách gieo vần

C. Giọng điệu

D. Sự phá cách trong việc sử dụng các câu thơ

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

13.Bài thơ Hầu trời của Tản Đà được viết bằng:

A. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.

B. chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.

C. chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.

D. chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

14.Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về:

A. Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.

B. Cuộc đời của Tnú.

C. Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.

D. Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

15.Truyện ngắn Thạch Lam thường xoay quanh đề tài

A. cuộc sống trí thức nghèo phố huyện.

B. cuộc sống dân nghèo thôn quê.

C. cuộc sống dân nghèo và thành thị.

D. cuộc sống dân nghèo ngoại ô, phố huyện.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

16.Thể loại của “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” là:

A. Thơ tự do

B. Thơ thất ngôn biến thể

C. Hát nói

D. Cả a,b,c đều sai

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

17.Hai bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn từ dầu thế kỉ XIX đến CMT8?

A. Văn học dân gian và văn học viết.

B. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

C. Văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp.

D. Văn học thuần Việt và văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của phương Tây.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

18.Trong đoạn thơ từ "Mùi tháng năm" đến "Chẳng bao giờ nữa..." (Vội vàng, Xuân Diệu), tác giả đã nhìn vào đâu để thấy những điềm báo nguy cơ tất cả sẽ tàn phai?

A. Nhìn vào cảnh vật.

B. Nhìn vào không gian.

C. Nhìn vào cả ngoại cảnh và tâm hồn.

D. Nhìn vào thời gian.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án:

19."Thể thơ này có cả vần trắc, vần bằng; vần lưng, vần chân; nhịp chẵn, nhịp lẻ; số âm tiết mỗi dòng có cả chẵn và lẻ (từ 6 đến 8 âm tiết)...nên đắc dụng cho loại hình ngâm, than, vãn,..."

A. Lục bát.

B. Song thất lục bát.

C. Thất ngôn.

D. Ngũ ngôn.

Đáp án. Câu trả lời 1 (A)

Gợi ý/ lời đáp án:

20.Câu thơ "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" trong bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương có thể được hiểu theo nghĩa nào dưới đây?

A. Vầng trăng vào những ngày cuối tháng khuyết thì không thể tròn được nữa.

B. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến như vầng trăng khuyết không bao giờ tròn.

C. Tác giả đã qua tuổi thanh xuân nhưng vẫn chưa được hưởng hạnh phúc lứa đôi mà luôn trong cảnh đơn chiếc.

D. Những người đã qua tuổi thanh xuân thì sẽ không bao giờ có được hạnh phúc trong tình yêu nữa.

Đáp án.

Gợi ý/ lời đáp án: