Việt Nam

Việt Nam (quốc hiệu: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một quốc gia nằm ở phía đông, giáp với Lào và Campuchia, thuộc bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á thuộc châu Á.

Phía bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, phía tây Việt Nam giáp với Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo,[7] bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). Trên biển Đông có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng đang trong vòng tranh chấp với các quốc gia Đài LoanTrung QuốcMalaysia và Philippines.

Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên Liên Hợp QuốcASEANASEMAPECWTOTổ chức quốc tế Pháp ngữPhong trào không liên kếtUNESCO và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác.[8] Kể từ năm 2000 Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới,[9] tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm lại trong những năm sau. Việc đổi mới kinh tế thành công đã dẫn đường cho Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách kinh tế – xã hội, Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề tiêu cực như tỷ lệ hộ nghèo còn cao, bất bình đẳng về thu nhập cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém và tình trạng bất bình đẳng giới tính còn nhiều.

Tên gọi

"Việt Nam" (chữ Hán: 越南) chính thức trở thành quốc hiệu của Việt Nam lần đầu tiên sau khi nhà Nguyễn (Việt Nam) được nhà Thanh (Trung Quốc) ban cho làm quốc hiệu.[13] Năm Gia Long nguyên niên (Tây lịch năm 1802) vua Gia Long cho người mang quốc thư và cống vật sang Trung Quốc xin nhà Thanh cho đổi quốc hiệu thành "Nam Việt" 南越 và phong hiệu cho vua Gia Long. Nhà Thanh không đồng ý cho An Nam đổi quốc hiệu thành Nam Việt vì nước Nam Việt có cương vực rộng lớn, bao gồm cả hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc, An Nam thì chỉ nằm trên đất Giao Chỉ. Nhà Thanh đảo ngược tên "Nam Việt" 南越 thành "Việt Nam" 越南, ban cho triều Nguyễn lấy làm quốc hiệu. Chữ "Việt" 越 đặt ở đầu biểu thị đất Việt Thường, cương vực cũ của nước này, nước này trước đây chỉ có đất Việt Thường. Chữ "nam" 南 đặt ở cuối thể hiện đất An Nam, cương vực sau này của nước này. Đặt quốc hiệu là "Việt Nam" 越南 vẫn có hai chữ "nam việt" 南越 trong tên mà lại không nhầm lẫn với nước Nam Việt, lại thể hiện được vị trí địa lý của nước này là nằm ở phía nam Bách Việt. Năm Gia Long thứ ba (Tây lịch năm 1804), vua Gia Khánh nhà Thanh cho án sát sứ Quảng Tây Tề Bố Sâm (齊布森) sang tuyên phong Gia Long làm "Việt Nam quốc vương" 越南國王.[13][14]

Quốc danh "Việt Nam" được chính thức sử dụng lần đầu dưới thời vua Gia Long từ năm 1804 đến 1813.[15] Tên gọi này sau đó xuất hiện trong tác phẩm Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu năm 1905, và sau đó được sử dụng bởi Việt Nam Quốc dân Đảng.[16] Thời Pháp thuộc, đất nước thường được gọi bằng tên "An Nam" cho tới sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền Việt Minh ở Hà Nội chính thức đặt quốc hiệu là "Việt Nam".

Lịch sử

Buổi đầu lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên. Đến năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và giành được độc lập cho dân tộc Việt. Sau đó, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển mạnh mẽ cùng với công cuộc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Tới giữa thế kỷ 19, đất nước bị thực dân Pháp đô hộ và sát nhập cùng Lào và Campuchia tạo thành Liên bang Đông Dương – thuộc địa của Pháp.

Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh đuổi thực dân Pháp năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm 2 nửa: miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo chủ nghĩa cộng sản, trong khi ở miền Nam, Hoa Kỳ hỗ trợ Ngô Đình Diệm để lập nên Việt Nam Cộng hòa theo chủ nghĩa chống cộng[18] Sự can thiệp của Hoa Kỳ dẫn đến Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến kết thúc vào năm 1975 khi Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973) và Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ (ngày 30/4/1975), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi và thống nhất đất nước. Tuy vậy, sau đó, Việt Nam phải trải qua tình trạng nghèo đói và bị tàn phá bởi chiến tranh, cùng với việc Hoa Kỳ cấm vận giao thương với Việt Nam.[19] Vào năm 1986, Việt Nam tiến hành một số cải cách về kinh tế (gọi là Đổi mới), mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với quốc tế.[9]

Lịch sử hiện đại

Đến giữa thế kỷ 19, người Pháp tiến hành xâm lược bán đảo Đông Dương, thâu tóm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia làm thuộc địa. Đến năm 1887, ba quốc gia trên sát nhập thành Liên bang Đông Dương, chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Trong thời gian này, Thiên Chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam, cùng với những phong tục, tập quán Tây phương, dần dần trở nên phổ biến song hành với những phong tục văn hóa truyền thống.[29] Trong chiến tranh thế giới thứ haiđế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp và chiếm toàn thể Đông Dương. Với sự chuẩn bị từ trước đó trong nhiều năm và với sự ủng hộ của người dân, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân Đồng MinhHồ Chí Minh đã lãnh đạo Việt Minh giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước tự chủ đầu tiên của người Việt thời hiện đại. Tới tháng 1/1946, chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành người đại diện hợp pháp duy nhất cho nhân dân Việt Nam

                 Đại lộ Paul Bert, Hải Phòng thời Pháp thuộc

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Việt Nam do lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) lãnh đạo. Để đối chọi lại với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1949, Pháp dựng lên Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại (từng là hoàng đế nhà Nguyễn) làm Quốc trưởng.[31]

Sau chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Genève được ký kết đã chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của thực dân Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia nước Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự cho Quân đội Nhân dân Việt Nam ở phía bắc và quân đội Liên Hiệp Pháp (bao gồm Quốc gia Việt Nam) ở phía nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời (không được coi là biên giưới quốc gia), dự kiến sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước.[32] Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài, đặc biệt là sự can thiệp chính trị của Hoa Kỳ và sự bác bỏ tổng tuyển cử toàn quốc của chính quyền Ngô Đình Diệm nên ở miền Nam, việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước mãi tới năm 1976 mới được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức. Tại miền Nam, chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, được Hoa Kỳ hậu thuẫn và được công nhận bởi các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ. Chính phe này tuyên bố không thi hành bầu cử thống nhất đất nước[33] Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam được Liên XôTrung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ. Từ đây, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản. Tại miền Nam thì tồn tại song song 2 chính phủ: Việt Nam Cộng hòa được Mỹ hậu thuẫn theo chủ nghĩa tư bản và chống cộng sản, còn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn theo đường lối dân tộc chủ nghĩa.[18]

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời tại miền Nam với mục tiêu đoàn kết những người dân miền Nam có tinh thần chống lại sự can thiệp của Mỹ, muốn đánh đổ chế độ Việt Nam Cộng hòa để thực hiện thống nhất Việt Nam.[34] Xung đột quân sự dần trở nên nghiêm trọng và kéo dài suốt hai thập kỷ (gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam). Sau vụ đảo chính tháng 11/1963, ám sát Tổng thống Ngô Đình DIệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, tình trạng Việt Nam Cộng hòa rơi vào hỗn loạn với những vụ đảo chính và phản đảo chính liện tục xảy ra[35][36][37]. Năm 1964, nhận thấy Việt Nam Cộng hòa sắp sụp đổ, Hoa Kỳ chính thức can thiệp quân sự, đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Nam Việt Nam và thực hiện các đợt ném bom vào miền Bắc.[38] Năm 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thực hành tổng tấn công khắp miền Nam nhân dịp Tết Mậu Thân, gây ra những tổn thất lớn cho Hoa Kỳ và làm cho phong trào phản chiến tăng mạnh.[39] Tới tháng 6/1969, Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và được 50 quốc gia trên thế giới công nhận.[40]

Đến tháng 1 năm 1973, sau những tổn thất vượt ngưỡng chịu đựng trên chiến trường Việt Nam, cùng với những khó khăn trên chính trường Mỹ cộng với tác động của phong trào phản chiến trong nước và trên thế giới và việc Hoa Kỳ đã có những thỏa hiệp với chính quyền Mao Trạch Đông sau chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Richard Nixon[41], Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris và rút quân khỏi Việt Nam. Cuộc chiến kết thúc vào ngày ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng trước Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.[42]

Năm 1976Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nước Việt Nam thống nhất đổi quốc hiệu thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, do nhiều cuộc chiến tiếp tục nổ ra (chiến tranh biên giới phía Bắc chống Trung Quốc và chiến tranh biên giới Tây Nam tiêu diệt chính quyền diệt chủng của Khmer Đỏ ở Campuchia) và chính sách kinh tế bao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời bị Hoa Kỳ cấm vận thương mại trong gần hai thập kỷ, do đó Việt Nam vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh nay lại lâm vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội[19] Năm 1986, Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội.[43] Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Năm 1994, Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ,[19] và một năm sau đó, Việt Nam gia nhập khối ASEAN. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc(ECOSOCUNESCO), Cộng đồng Pháp ngữASEANAPEC.[44] Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán.[45]

Tags : quốc hiệu cộng hòa xã hội chủ nghĩa quốc gia bán đảo khu vực tây nam lãnh hải kinh tế lục địa phủ việt xác định diện tích đất liền quần đảo