Câu hỏi trắc nghiệm lớp 12 môn hóa học phần Polime và vật liệu polime

1.

Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dung để sản xuất cao su buna?

A:

2-metylbuta-1,3-đien.

B:

Penta-1,3-đien.

C:

But-2-en.

D:

Buta-1,3-đien.

Đáp án: D

  nCH2 = CH - CH = CH2         (- CH2 - CH =  CH - CH2 - )n

buta - 1,3 - dien (butandien)                    polibutadien (cao su buna)

→  Đáp án D

2.

Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là 

A:

PE

B:

amilopectin 

C:

PVC

D:

nhựa bakelit

Đáp án: D

PE, PVC : mạch thẳng. 
 Amilopectin : mạch phân nhánh. 
 Nhựa bakelit : mạng không gian (mạng lưới). 
Nhận xét : Phải nắm vững lí thuyết cấu trúc mạng của polime. 

3.

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A:

CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2

B:

CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2

C:

CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh

D:

CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2

Đáp án: B

Cao su buna – S được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp :

nCH2=CH-CH=CH2 + n C6H5-CH=CH2     →   (-CH2-CH=CH-CH2-CH-CH2(C6H5)-)n

=> Đáp án B

Nếu độn thêm lưu huỳnh vào cao su ta sẽ được cao su lưu hóa

4.

Nilon–6,6 là một loại

A:

tơ axetat. 

B:

tơ poliamit.      

C:

polieste.

D:

tơ visco.

Đáp án: B

Tơ nilon 6,6 được tổng hợp từ phản ứng đồng trùng ngưng : HOOC-(CH2)4-COOH , H2N-(CH2)6-NH2

( o) [-OC-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n là một loại tơ poliamit , trong phân tử tơ poliamit luôn chứa các liên kết peptit –CO-NH-

( o) Chọn B

5.

Hợp chất X có công thức phân tử C11H20O4. Biết X tác dụng được với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ Y mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propan-2-ol. Nhận định nào dưới đây là không đúng?

A:

X là đieste. 

B:

Từ Y có thể điều chế được tơ nilon-6,6

C:

Y là HCOO-(CH2)4-COOH ( axit glutamic )

D:

Tên gọi của X là etyl iospropyl ađipat

Đáp án: C

Đáp án đúng C

6.

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4 ) và chất Y (C3H12N2O3 ). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức, chất Y là muối của một axit vô cơ. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A:

2,40.

B:

2,54.

C:

3,46.

D:

2,26.

Đáp án: A

7.

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào làm giảm mạch Cacbon:

A:

Poli (vinyl clorua) + Cl2.

B:

Poli (vinyl axetat) + H2O.

C:

Cao su thiên nhiên + HCl.

D:

Amilozo + H2O.

Đáp án: D

8.

Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử;
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen;
(3) Oxi hóa ancol bậc 1 thu được anđêhit;
(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3;
(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ;
(6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac;
(7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên;
(8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được sản phẩm là axit và ancol.
Số phát biểu luôn đúng là:

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: A

- Phenol nếu có nhóm thế hút e (NO2..) đính vào vòng thơm thì khả năng thế giảm
- Oxi hóa ancol bậc 1 quá mạnh thì có thể tạo thành axit
- Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím
- NH3 có tính bazơ mạnh hơn anilin
- Cao su buna-N là cao su tổng hợp
- Nếu este RCOOR' mà gốc R': -CH=CH-R'' thì sẽ tạo thành andehit

9.

Đốt cháy hoàn toàn một lượng cao su buna-N với không khí vừa đủ (chứa 80%N2 và 20%O2 về thể tích), sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,50C thu được hỗn hợp khí và hơi Y (chứa 14,41% CO2 về thể tích). Tỷ lệ số mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin là:

A:

1 : 2

B:

2 : 3

C:

3 : 2

D:

2 : 1

Đáp án: B

CH2 =CH-CH=CH2 + CH2=CH-CN -> Cao su buna-N .

Do đó ta dùng phương pháp quy đổi cao su buna –N thành CH2 =CH-CH=CH2 (C4H6) và CH2=CH-CN (C3H3N).

Vậy đốt Cao su buna-N coi như đốt C4H6 và

C3H3NC4H+ 5,5O2 → 4CO2 + 3H2O
a mol   →       5,5a         4a         3a
2C3H3N + 7,5O2 → 6CO2 + 3H2O + N2
b mol →    3,75b      3b       1,5b     0,5b
Coi n không khí = 1 mol ⇒ n(O_2) pu=0,2 mol;n(N_2)=0,8 mol

Vì ở nhiệt độ 136,50C nên H2O cũng ở thể khí (hơi)
Vậy: Tổng số mol CO2 = 4a + 3b mol
Tổng số mol H2O = 3a + 1,5b mol
Tổng số mol N2 = 0,5b + 0,8 mol
⇒ Tổng số mol khí sau phản ứng = (4a + 3b) +(3a + 1,5b) +(0,5b + 0,8) = (7a +5b +0,8) mol
Trong cùng điều kiện % về thể tích cũng là % về số mol. Ta có hệ
%V(CO_2)=(4a+3b):(7a+5b+0,8)=0,1441

n(O_2)=5,5a+3,75b=0,2

 

⇒a=0,018,b=0,027⇒a:b=0,018:0,027=2 : 3

Tỉ lệ số mol C4H6 và C3H3N cũng chính là tỉ lệ mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin

10.

Tên gọi của polime có ký hiệu PVC là

A:

poli vinylclorua

B:

poli vinylclo

C:

poli(vinyl clorua)

D:

poli (vinyl) clorua

Đáp án: C

11.

Polime có CT [(-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?

A:

Chất dẻo

B:

Cao su

C:

Tơ nilon

D:

Tơ capron

Đáp án: C

12.

Cho các chấtsau: NH2CH2COOH, HOOC-CH2-CH2OH,C2H5OH,CH2=CHCl. Số hợp chất thamgia phản ứng trùng ngưng là

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B

13.

Cho sơ đồ chuyển hoá: A1 →A2 →A3 →A4 →A5 → Poli(vinyl axetat) .

Biết số nguyên tử C trong phân tử A1 ít hơn trong phân tử A2 là 1 nguyên tử. Các chất A2 và A4 có thể lần lượt là

A:

propen và anđehit acrylic

B:

axetilen và axit axetic

C:

axetilen và axit acrylic

D:

etan và etyl axetat

Đáp án: B

14.

Trong số các loại tơ sau: [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n (1); [-NH-(CH2)5-CO-]n (2); [C6H7O2(OOC-CH3)3]n (3). Tơ thuộc loại poliamit là

A:

(1), (2), (3)

B:

(1), (3)

C:

(2), (3)

D:

(1), (2)

Đáp án: D

15.

Hãy cho biết có tối đa bao nhiêu polime được tạo thành từ các ancol bậc 2 có mạch cacbon phân nhánh có cùng CTPT C6H14O?

A:

6

B:

8

C:

7

D:

9

Đáp án: C