Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý 2017 Ngày 11.5.2017

1.

Đối với nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của giáo dục và vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông lần lượt là

A:

lớn và quyết định    

B:

rất lớn và quyết định

C:

rất lớn và lớn

D:

lớn và rất lớn

Đáp án: B

2.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A:

Hạ Long, Thái Nguyên.

B:

Hạ Long, Điện Biên Phủ.

C:

Hạ Long, Lạng Sơn

D:

Thái Nguyên, Việt Trì.

Đáp án: C

3.

Nhiều vùng núi ở nước ta lan ra sát biển hoặc biển nhấn chìm thành các đảo, quần đảo là:

A:

Vùng quần đảo Trường Sa (1)

B:

Cả (1), (2), (3) đều đúng

C:

Vùng quần đảo Hoàng Sa (3)

D:

Vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh ở vịnh Bắc Bộ (2)

Đáp án: D

4.

Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp ngắn ngày nhờ : 

A:

Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận Xích đạo.

B:

Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước.

C:

Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm.

D:

Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.

Đáp án: D

5.

Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí: 

A:

Tiếp giáp với biển Đông 

B:

Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương 

C:

Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật 

D:

Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới

Đáp án: B

6.

Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là: 

A:

Trên 2000 loài cá. 

B:

Các rạn san hô 

C:

Nhiều loài sinh vật phù du.     

D:

Hơn 100 loài tôm 

Đáp án: B

7.

Bảo vệ môi trường cần tập trung ở các vùng 

A:

Đồi núi, đồng bằng, ven biển và biển 

B:

Đồi núi, cao nguyên, đồng bằng và biển 

C:

Đồi núi, thành thị, nông thôn và ven biển 

D:

Đồi núi, thành thị, nông thôn, vùng biển 

Đáp án: A

8.

Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lí là 

A:

Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên   

B:

Ô nhiễm môi trường 

C:

Gây lãng phí nguồn lao động.         

D:

Giải quyết vấn đề việc làm 

Đáp án: C

9.

Đây là một trong những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá của nước ta. 

A:

Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn. 

B:

Hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị. 

C:

Ấn định quy mô phát triển của đô thị trong tương lai. 

D:

Phát triển đô thị theo hướng mở rộng các vành đai 

Đáp án: A

10.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: 

A:

Hội nhập nền kinh tế thế giới. 

B:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

C:

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

D:

Mở rộng đầu tư ra nước ngoài. 

Đáp án: B

11.

Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta.

A:

Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.

B:

Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp. 

C:

Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 

D:

Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp. 

Đáp án: B

12.

Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở : 

A:

Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 

B:

Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng. 

C:

Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. 

D:

Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta. 

Đáp án: B

13.

Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì :

A:

Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. 

B:

Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. 

C:

Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. 

D:

Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. 

Đáp án: B

14.

Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản : 

A:

Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt. 

B:

Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. 

C:

Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ. 

D:

Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến. 

Đáp án: C

15.

Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do 

A:

Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm. 

B:

Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu. 

C:

Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế. 

D:

Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới. 

Đáp án: D