Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Lê Thế Vinh bộ môn Lịch sử

1.

Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào 

A:

Chính trị, ngoại giao 

B:

Kinh tế ,văn hóa

C:

Quân sự 

D:

Chính trị, văn hóa

Đáp án: C

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được kết thúc bằng sự kết hợp giành thắng lợi quyết định trên mặt trận quân sự với một giải pháp ngoại giao

2.

Loại hình chiến tranh nào của Mĩ ở Việt Nam được tiến hành bởi hai đời tổng thống

A:

Chiến tranh một phía

B:

Chiến tranh đặc biệt

C:

Chiến tranh cục bộ

D:

Việt Nam hóa chiến tranh

Đáp án: B

Chiến tranh đặc biệt được tiến hành bởi tổng thống Ken-nơ-đi và Giôn Xơn

3.

Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

A:

Tháng 10 - 1930.

B:

Tháng 12 - 1930.

C:

Tháng 3 - 1930.

D:

Tháng 5 - 1930.

Đáp án: A

4.

Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" là gì?

A:

Thắng lợi của cách mạng Cu Ba năm 1959.

B:

Thắng lợi của cuộc cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979.

C:

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

D:

Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

Đáp án: C

5.

Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972?

A:

Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

B:

Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân đội Sài Gòn và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hóa chiến tranh”

C:

Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc 12 ngày đêm

D:

Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược

Đáp án: C

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta có ý nghĩa hết sức to lớn mở ra một bước ngoạt của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, giáng một dòn mạnh mẽ vào quân nguỵ ( Công cụ chủ yếu của Việt nam hoá chiến tranh) và quốc sách bình định ( Xương sống của Việt nam hoá chiến tranh) Tạo ra thế và lực mới của CM miền nam để tiến tới cuộc tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa xuân năm 1975.

6.

Lĩnh vực Liên Xô đi đầu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ XX là:

A:

Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân

B:

Công nghiệp quốc phòng

C:

Công nghiệp nặng (chế tạo máy)

D:

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Đáp án: A

7.

Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp, mâu thuẫn giai cấp cơ bản của xã hội Việt Nam là gì?

A:

Giai cấp công nhân với giai cấp tư sản

B:

Giai cấp nông dân với địa chủ

C:

Giai cấp công nhân với đế quốc Pháp

D:

Giai cấp công nhân, nông dân với đế quốc Pháp

Đáp án: B

8.

Biến đổi to lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A:

Từ các nước thuộc địa, phụ thuộc trở thành các nước độc lập

B:

Sự ra đời của tổ chức ASEAN

C:

Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế cao

D:

Ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại

Đáp án: A

9.

Những năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện hai khuynh hướng cách mạng là:

A:

Vô sản và tư sản

B:

Phong kiến và vô sản

C:

Vô sản và dân chủ tư sản

D:

Dân chủ tư sản và phong kiến

Đáp án: C

10.

Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như thế nào?

A:

Quan hệ hợp tác song phương

B:

Quan hệ đối đầu do bất đồng về chính trị

C:

Quan hệ đối thoại

D:

Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia

Đáp án: D

11.

Trong khoảng thời gian từ năm 1917 – 1927, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lần lượt trải qua hoạt động cách mạng ở những nước nào?

A:

Pháp, Liên Xô, Trung Quốc

B:

Pháp, Liên Xô, Việt Nam

C:

Pháp, Trung Quốc, Việt Nam

D:

Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam

Đáp án: A

12.

Chọn câu từ để điền vào phát biểu sau: "Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường............." (Nguyễn Ái Quốc)

A:

Cách mạng tháng Mười Nga

B:

Cách mạng dân chủ tư sản

C:

Cách mạng vô sản

D:

Cách mạng thuộc địa

Đáp án: C

13.

Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A:

Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận áp đặt quyền thống trị với các nước bại trận

B:

Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng

C:

Một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa

D:

Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa

Đáp án: C

14.

Vai trò nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?

A:

Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của thực dân Anh

B:

Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri

C:

Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ănggôla

D:

Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

Đáp án: D

15.

Điểm khác biệt cơ bản giữa "Cương lĩnh Chính trị" (Nguyễn Ái Quốc) và "Luận cương Chính trị" (Trần Phú) là:

A:

Đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân

B:

Xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là liên minh công – nông

C:

Giải quyết đúng đắn nhiệm vụ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

D:

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp

Đáp án: D