Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh - Đề 2

1.

Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra từ

A:

Đại hội biểu toàn quốc lần thứ IX (2001).

B:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986)

C:

Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VII (1991).

D:

Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996)

Đáp án: B

2.

Phong trào "Đồng khởi" đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam vì

A:

làm thất bại hoàn toàn chính sách "tố cộng", "diệt cộng" của Mĩ – Diệm.

B:

sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

C:

chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

D:

chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Đáp án: D

3.

Mĩ tiến hành tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố ở miền Bắc (12/1972) nhằm mục đích gì?

A:

Phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và quốc phòng an ninh miền Bắc.

B:

Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

C:

Uy hiếp tinh thần làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền đất nước.

D:

Giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ.

Đáp án: D

4.

Nhận xét nào sau đây không đúng về giai cấp công nhân Việt Nam?

A:

Giai cấp công nhân thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc.

B:

Giai cấp công nhân có quan hệ gắn bó với nông dân.

C:

Giai cấp công nhân bị đế quốc, thực dân áp bức bóc lột nặng nề.

D:

Giai cấp công nhân ngay khi ra đời đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đáp án: D

5.

Tư tưởng "Tự do – Bình đẳng – Bác ái" là Chương trình hành động của tổ chức nào?

A:

An Nam Cộng sản đảng.

B:

Đông Dương Cộng sản đảng.

C:

Việt Nam Quốc dân đảng.

D:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Đáp án: C

6.

Văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc là: 

A:

Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người.

B:

Công ước Quốc tế về Luật Biển.

C:

Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

D:

Hiến chương Liên hợp quốc.

Đáp án: D

7.

Định ước Henxinki (8/1975) đã tạo cơ chế để:

A:

giải quyết vấn đề xung đột giữa Đông Đức và Tây Đức.

B:

giải quyết hòa bình các tranh chấp và xung đột trên thế giới

C:

giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

D:

giải quyết các vấn đề an ninh giữa Mĩ và Liên Xô.

Đáp án: C

8.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là gì?

A:

Chống phát xít và chống chiến tranh.

B:

Chống đế quốc và chống thực dân phản động.

C:

Chống đế quốc và chống phong kiến.

D:

Chống phản động thuộc địa và chống chiến tranh.

Đáp án: C

9.

Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A:

Cuộc bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).

B:

Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).

C:

Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).

D:

Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926)

Đáp án: B

10.

Hiện nay, để đánh giá sức mạnh của một quốc gia người ta dựa vào tiêu chí nào?

A:

Các yếu tố nền sản xuất phồn vinh, nền tài chính vững chắc, nền công nghệ có trình độ cao, lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

B:

Các yếu tố nền sản xuất phồn vinh, nền kinh tế vững chắc, nền công nghệ có trình độ cao, lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

C:

Các yếu tố nền sản xuất phồn vinh, nền tài chính vững chắc, nền khoa học kĩ thuật phát triển, lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

D:

Các yếu tố nền sản xuất phồn vinh, nền tài chính vững chắc, nền khoa học kĩ thuật phát triển.

Đáp án: A

11.

Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi". Đây là nhận định của Nguyễn Ái Quốc về

A:

mối quan hệ giữa giai cấp công nhân chính quốc và giai cấp công nhân thuộc địa.

B:

mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng giải phóng giai cấp.

C:

mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa.

D:

mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản chính quốc với chủ nghĩa tư bản ở thuộc địa.

Đáp án: C

12.

Miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng con đường chiến lược nào?

A:

Duy nhất bằng đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) trên bộ.

B:

Đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) trên biển và trên bộ.

C:

Đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) trên biển và đường hàng không.

D:

Đường không và đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) trên bộ

Đáp án: B

13.

Nguyên tắc nào sau đây không phải là nội dung của Hiệp ước Bali (2/1976)?

A:

Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

B:

Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

C:

Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

D:

Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

Đáp án: D

14.

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại ở thế kỷ XX là gì?

A:

Chế tạo công cụ sản xuất mới, năng lượng mới.

B:

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C:

Tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật.

D:

Tập trung vào lĩnh vực công nghệ.

Đáp án: B

15.

Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận: "Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình", sau sự kiện nào?

A:

Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam nhưng không được chấp nhận.

B:

Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo.

C:

Nguyễn Ái Quốc đặt chân tới châu Phi, chứng kiến cảnh người da màu bị đàn áp.

D:

Nguyễn Ái Quốc đến Mĩ, nhìn thấy cuộc sống khổ cực của nô lệ trong các đồn điền.

Đáp án: A