Đề thi gdcd phần 1: Pháp luật và đời sống

1.

 Pháp luật được hình thành trên cơ sở các:

A:

Quan điểm chính trị

B:

 Chuẩn mực đạo đức 

C:

Quan hệ kinh tế - XH

D:

Quan hệ chính trị - XH

Đáp án: B

2.

Cá nhân tổ chức sử dụng PL tức là làm những gì mà PL:

A:

Cho phép làm          

B:

Không cho phép làm

C:

Quy định        

D:

Quy định phải làm

Đáp án: A

3.

Cá nhân, tổ chức thi hành PL tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà PL:

A:

Quy định

B:

Cho phép làm

C:

Quy định làm

D:

Quy định phải làm.

Đáp án: D

4.

Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

A:

Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật

B:

Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật

C:

Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

D:

Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Đáp án: D

5.

Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là 

 

A:

Sử dụng pháp luật.             

B:

Thi hành pháp luật.

C:

Tuân thủ pháp luật

D:

Áp dụng pháp luật

Đáp án: A

6.

Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:

A:

Sử dụng pháp luật

B:

Thi hành pháp luật

C:

Tuân thủ pháp luật

D:

Áp dụng pháp luật

Đáp án: B

7.

Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A:

Sử dụng pháp luật

B:

Thi hành pháp luật

C:

Tuân thủ pháp luật

D:

Áp dụng pháp luật

Đáp án: C

8.

ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị K 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn kiện ông K ra tòa.Việc chị Hằng kiện ông K là hành vi:

A:

Sử dụng pháp luật.

B:

Tuân thủ pháp luật.

C:

Thi hành  pháp luật.

D:

Áp dụng pháp luật.

Đáp án: A

9.

Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã:

A:

Không sử dụng pháp luật

B:

Không thi hành pháp luật

C:

Không tuân thủ pháp luật

D:

Không áp dụng pháp luật

Đáp án: B

10.

Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy,  trong trường hợp này công dân A đã:

A:

Sử dụng pháp luật

B:

Thi hành pháp luật

C:

Tuân thủ pháp luật

D:

Áp dụng pháp luật

Đáp án: C

11.

Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước......... do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ gọi là

A:

Hành chính                                   

B:

Pháp luật hành chính

C:

 Kỷ luật                                                   

D:

Pháp luật lao động

Đáp án: C

12.

Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:

A:

Là hành vi trái pháp luật

B:

Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

C:

Lỗi của chủ thể

D:

Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

Đáp án: D

13.

Tòa án căn cứ vào pháp luật để ra một bản án là

A:

Công bố pháp luật.                    

B:

 Vận dụng pháp luật.

C:

 Căn cứ pháp luật.  

D:

Áp dụng pháp luật.

Đáp án: D

14.

Vi phạm hình sự là:

A:

Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội

B:

Hành vi nguy hiểm cho xã hội

C:

Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội

D:

Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội

Đáp án: B

15.

Một trong những dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật là

A:

Do người có trách nhiệm pháp lý thực hiện      

B:

Do người tâm thần thực hiện

C:

Do người 19 tuổi trở lên thực hiện 

D:

Tất cả đều sai

Đáp án: A