Đề thi gdcd phần 3: Pháp luật và đời sống

1.

Lỗi thể hiện điều gì của người biết hành vi của mình là sai, là trái pháp luật

A:

Trạng thái      

B:

Tinh thần       

C:

Thái độ

D:

Cảm xúc

Đáp án: C

2.

Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do:

A:

Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện                    

B:

Do cơ quan, công chức thực hiện

C:

Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện     

D:

Do cơ quan, cá nhân có quyền thực hiện

Đáp án: C

3.

Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã:

A:

Sử dụng pháp luật

B:

Tuân thủ pháp luật

C:

Thi hành  pháp luật

D:

Áp dụng pháp luật

Đáp án: D

4.

Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự..., là hình thức

A:

Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp.

 

B:

Không làm những điều pháp luật cấm.

 

C:

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý.

 

D:

 

 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý, làm những  gì mà pháp luật quy định phải làm.

Đáp án: D

5.

Xác định câu phát biểu sai: Trong một quan hệ pháp luật

A:

Không có chủ thể nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ

B:

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không tách rời nhau

C:

Không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền

D:

Quyền của cá nhân, tổ chức này không liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khác.

Đáp án: D

6.

Năng lực hành vi dân sự được công nhận cho:

A:

Những người hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam

 

B:

 Người chưa trưởng thành

 

C:

Người mắc bệnh Down

 

D:

Tất cả đều sai

Đáp án: D

7.

Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của:

 

A:

Bộ luật Hình sự                                 

B:

Luật Dân sự

C:

Luật  Hành chính

D:

Luật Môi trường

Đáp án: D

8.

Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tánh mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:

A:

Vi phạm pháp luật hành chánh.

B:

Vi phạm pháp luật hình sự.

C:

Bị xử phạt vi phạm hành chánh.

D:

Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: B

9.

Công dân được phép bắt tội phạm bị truy nã vì trường hợp này:

A:

Không cần quyết định của Toà án.                                 

 

B:

Đã có quyết định của Toà án.

 

C:

Không cần quyết định của Viện Kiểm sát.

 

D:

Đã có quyết định của Viện Kiểm sát.

Đáp án: A

10.

Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ

A:

Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.

B:

Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

C:

Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.

D:

Cả a, b, c.

Đáp án: D

11.

Đặc điểm của pháp luật là:

A:

PL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

B:

PL là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.

C:

PL do Nhà nước đặt ra và bảo vệ.

D:

Tất cả những câu trên.

Đáp án: D

12.

Pháp luật XHCN mang bản chất của giai cấp:

A:

Nhân dân lao động

B:

Giai cấp cầm quyền

C:

Giai cấp tiến bộ

D:

Giai cấp công nhân.

Đáp án: D

13.

Pháp luật do nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của

A:

Giai cấp công nhân

B:

Đa số nhân dân lao động

C:

Giai cấp vô sản           

D:

Đảng công sản Việt Nam

Đáp án: A

14.

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý:

A:

Quản lý XH           

B:

Quản lý công dân

C:

Bảo vệ giai cấp

D:

Bảo vệ các công dân

Đáp án: A

15.

Phương pháp quản lí XH một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng:

A:

Giáo dục 

B:

Đạo đức

C:

Pháp luật  

D:

Kế hoạch

Đáp án: C