Đề thi thử thpt quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân lần 1

1.

Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, công dân có hoặc không có tôn giáo và công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ như thế nào?

A:

Thờ ơ.       

B:

Không tôn trọng.

C:

Công kích.     

D:

Tôn trọng lẫn nhau.

Đáp án: D

2.

Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền

A:

Chính đáng của công dân.    

B:

Cơ bản của công dân.

C:

Cụ thể của công dân.         

D:

Hợp pháp của công dân.

Đáp án: B

3.

Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?

A:

Từ đủ 16 tuổi trở lên.

B:

Từ đủ 14 tuổi trở lên.

C:

Từ đủ 18 tuổi trở lên. 

D:

Từ đủ 17 tuổi trở lên.

Đáp án: A

4.

Trong trường hợp công dân xử sự không đúng các quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do luật định để buộc công dân phải

A:

thay đổi suy nghĩ, cách ứng xử đối với hành vi mà mình thực hiện.

B:

thay đổi thái độ và cách thực hiện hành vi của mình theo quy định của pháp luật.

C:

thay đổi cách ứng xử và khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

D:

thay đổi nhận thức về hành vi của mình theo quy định của pháp luật.

Đáp án: C

5.

Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động?

A:

Tự do, tự nguyện bình đẳng.

B:

Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

C:

Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

D:

Chỉ có chủ lao động mới được quyết định mọi chế độ làm việc.

Đáp án: D

6.

Trách nhiệm pháp lí chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật đối với

A:

chủ thể vi phạm pháp luật.               

B:

mọi công dân trong xã hội.

C:

cá nhân và tổ chức trong xã hội.    

D:

mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Đáp án: A

7.

Điều 33 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A:

Tính ổn định và sáng tạo.  

B:

Tính chặt chẽ về mặt hình thức.

C:

Tính quy phạm phổ biến. 

D:

Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Đáp án: C

8.

Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định

A:

những khoản để công dân thực hiện.

B:

cách thức để công dân thực hiện các quyền đó.

C:

sở thích, mong muốn của công dân.

D:

tính chất, đặc điểm nhân cách của công dân.

Đáp án: B

9.

Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.... Điều này thể hiện công dân

A:

bình đẳng trong lao động.

B:

bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C:

bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D:

bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Đáp án: D

10.

Chỉ ra câu đúng trong các câu sau.

A:

Nhà nước ban hành pháp luật và nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện pháp luật.

B:

Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

C:

Pháp luật quy định những việc công dân có thể làm, những việc không phải làm.

D:

Pháp luật có tính rộng rãi, quyết liệt, nghiêm khắc và chặt chẽ.

Đáp án: B

11.

Trong quan hệ lao động, tiền lương dựa trên

A:

sự quyết định của người sử dụng lao động.

B:

sự đề nghị của người lao động.

C:

sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

D:

kết quả lao động của người lao động.

Đáp án: C

12.

Mỗi công dân cần phải làm gì để đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân?

A:

Nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật.   

B:

Tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình.

C:

Theo dõi mọi hành vi của người khác.                        

D:

Yêu cầu mọi người sống trung thực.

Đáp án: A

13.

Quỳnh không đi đúng làn đường dành cho xe máy. Trong trường hợp này Quỳnh đã

A:

không tuân thủ pháp luật.          

B:

không sử dụng pháp luật.

C:

không áp dụng pháp luật.    

D:

không thi hành pháp luật.

Đáp án: A

14.

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật

A:

có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.

B:

có mức độ rất nguy hiểm và bị coi là tội phạm.

C:

có mức độ đặc biệt nguy hiểm.

D:

có mức độ nguy hiểm và bị coi là tội phạm.

Đáp án: A

15.

Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định

A:

cũng phải suy nghĩ đến những quy định của pháp luật.

B:

cũng phải mong muốn mình làm theo quy định của pháp luật.

C:

cũng phải thể hiện mình biết những quy định của pháp luật.

D:

cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.

Đáp án: D