Đề thi thử thpt quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân lần 5

1.

Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào

A:

hành vi của con người.

B:

lỗi vi phạm của con người.

C:

độ tuổi, tình trạng sức khỏe tâm lý.

D:

suy nghĩ sai trái của con người.

Đáp án: A

2.

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý là người từ

A:

đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. 

B:

đủ 16 tuổi trở lên.

C:

đủ 14 tuổi trở lên

D:

đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Đáp án: D

3.

Chỉ ra đâu là hành vi công dân áp dụng pháp luật?

A:

Quỳnh không đi vào đường ngược chiều.

B:

Bạn Nam đi đúng làn đường dành cho người đi xe máy

C:

UBND huyện Y ra quyết định thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích.

D:

Tuấn tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.

Đáp án: C

4.

Chỉ ra độ tuổi của người không năng lực hành vi dân sự? 

A:

Từ đủ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi.

B:

 Chưa đủ 6 tuổi.

C:

Từ đủ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi

D:

Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi. 

Đáp án: B

5.

Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là 

A:

Pháp luật

B:

Thông tư

C:

Pháp lệnh

D:

Nghị định

Đáp án: A

6.

Chủ thể của vi phạm hình sự chỉ có thể là

A:

cá nhân và tổ chức.

B:

cá nhân và tập thể.

C:

cá nhân và cơ quan nhà nước 

D:

những cá nhân.

Đáp án: D

7.

Nghi can Hòa xả chất thải độc chưa qua xử lý xuống dòng sông, gây nhiễm độc cho nguồn nước và cư dân hai bên bờ sông. Hành vi vi phạm này được xác định là lỗi

A:

cố ý trực tiếp. 

B:

cố ý gián tiếp

C:

 vô ý do quá tự tin

D:

vô ý do cẩu thả

Đáp án: A

8.

Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

A:

Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam.

B:

Luật Bảo vệ môi trường

C:

Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 

D:

Nội quy nhà trường.

Đáp án: B

9.

Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, lại đua đòi bạn bè ăn chơi nên Thanh phạm tội cướp tài sản khi mới qua sinh nhật tuổi 15. Hành vi cướp tài sản của Thanh là hành vi vi phạm

A:

dân sự.

B:

kỉ luật.

C:

hành chính.

D:

hình sự. 

Đáp án: D

10.

Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì? 

A:

Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.

B:

Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

C:

Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.

D:

Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.

Đáp án: D

11.

Chị Hoa không đi đúng làn đường giành cho xe máy. Trong trường hợp này chị Hoa đã 

A:

không tuân thủ pháp luật.

B:

không thi hành pháp luật.

C:

không áp dụng pháp luật.

D:

không sử dụng pháp luật.

Đáp án: B

12.

Điều 65 Hiến pháp 1992 nước ta quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.”. Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.”. Em hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa Điều 65 Hiến pháp 1992 và Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm2004? 

A:

Đều là những quy định về quyền trẻ em. 

B:

Đều là những điều các em cần có.

C:

Quy định cụ thể chi tiết về quyền trẻ em. 

D:

Nêu khái quát chung về quyền trẻ em. 

Đáp án: A

13.

Không có pháp luật, xã hội sẽ không có 

A:

ai bị kiểm soát hoạt động.

B:

những quy định bắt buộc.

C:

 trật tự và ổn định 

D:

gò ép bởi quy định của pháp luật.

Đáp án: C

14.

Ông Nguyễn Văn Tình đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông Tình đã 

A:

thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.

B:

thúc đẩy kinh doanh phát triển. 

C:

thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.

D:

chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.

Đáp án: C

15.

Vì sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?

A:

Để phát triển kinh tế theo hướng của mình.

B:

Là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.

C:

Duy trì các mối quan hệ theo hướng tích cực. 

D:

Đảm bảo được yêu cầu xã hội.

Đáp án: B