Đề thi thử thpt quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân lần 6

1.

Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:

A:

Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

B:

Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

C:

Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

D:

Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D

2.

Tôn giáo được biểu hiện:

A:

Qua các đạo khác nhau

B:

Qua các tín ngưỡng

C:

Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức

D:

Qua các hình thức lễ nghi

Đáp án: C

3.

Chị B tham gia kinh doanh đã đóng thuế đầy đủ đúng quy định.Ta nói chị B đã:

A:

Sử dụng pháp luật.

B:

Tuân thủ pháp luật.

C:

Áp dụng pháp luật.

D:

Thi hành pháp luật

Đáp án: D

4.

Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt anh A vì chở quá số người quy định.Cảnh sát giao thông đã:

A:

Áp dụng pháp luật

B:

Sử dụng pháp luật.

C:

Thi hành pháp luật.

D:

Tuân thủ pháp luật

Đáp án: A

5.

Học sinh A chạy xe đến ngã tư có tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại. Ta nói học sinh A đã :

A:

Sử dụng pháp luật.

B:

Tuân thủ pháp luật.

C:

Thi hành pháp luật.

D:

Áp dụng pháp luật.

Đáp án: B

6.

Người có hành vi tham nhũng là người như thế nào?

A:

Vi phạm pháp luật

B:

Không vi phạm pháp luật

C:

Sai phạm nặng hơn vi phạm pháp luật

D:

Vi phạm kỉ luật

Đáp án: A

7.

Người có hành vi tham nhũng không phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?

A:

Trách nhiệm hình sự

B:

Trách nhiệm hành chính

C:

Trách nhiệm kỉ luật

D:

Trách nhiệm dân sự

Đáp án: D

8.

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là:

A:

Các bên cùng có lợi.

B:

Đoàn kết giữa các dân tộc.

C:

Bình đẳng

D:

Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.

Đáp án: C

9.

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là:

A:

Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em

B:

Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình.

C:

Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con

D:

Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa ông bà và cháu.

Đáp án: B

10.

Anh H.T.T thấy cháu M đang bị đuối nước đã nhảy xuống cứu giúp, đưa em lên bờ.Ta nói anh H.T.T đã:

A:

Thi hành pháp luật.

B:

Sử dụng pháp luật.

C:

Tuân thủ pháp luật

D:

Áp dụng pháp luật.

Đáp án: A

11.

Trách nhiệm pháp lí là………(1)……..mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu ……(2)………từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

A:

Nghĩa vụ (1), hậu quả bất lợi (2)

B:

Nghĩa vụ (1), hậu quả (2)

C:

Việc làm (1), thiệt hại (2)

D:

Việc làm (1), hậu quả bất lợi (2)

Đáp án: A

12.

Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ hôn thì hai bên nam, nữ phải……………...quan hệ như vợ chồng

A:

Duy trì

B:

Tạm hoãn

C:

. Chấm dứt

D:

Tạm dừng

Đáp án: C

13.

Mục đích của hôn nhân là:

A:

Duy trì nòi giống

B:

Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, tiến bộ.

C:

Đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội

D:

Thỏa mãn tình yêu chân chính.

Đáp án: B

14.

Anh B điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm.Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm:

A:

Kỉ luật.

B:

Dân sự

C:

Hình sự.

D:

Hành chính

Đáp án: D

15.

Đối tượng phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là những người:

A:

Đủ 16 tuổi trở lên

B:

. Đủ 14 tuổi trở lên

C:

Đủ 15 tuổi trở lên

D:

Đủ 18 tuổi trở lên

Đáp án: A