Đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn Giáo dục công dân lần 10

1.

Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

A:

Từ đủ 14 tuổi trở lên.           

B:

Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C:

Từ 18 tuổi trở lên.

D:

Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Đáp án: B

2.

Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A:

Ba hình thức.                  

B:

Bốn hình thức.                

C:

Hai hình thức                      

D:

Năm hình thức.

Đáp án: B

Vì thực hiện pháp luật có 4 hình thức là sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật

3.

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A:

Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B:

Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C:

Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D:

Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Đáp án: C

4.

Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A:

Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B:

Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C:

Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D:

Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Đáp án: D

5.

Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm

A:

dân sự.

B:

hình sự.

C:

hành chính.

D:

kỉ luật.

Đáp án: A

6.

Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A:

Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

B:

Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

C:

Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D:

Bình đẳng về quyền lao động.

Đáp án: C

7.

Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở:

A:

Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B:

Tính quy định.

C:

Tính dân tộc.

D:

Tính hiện đại.

Đáp án: A

8.

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:

A:

Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

B:

Quan hệ tải sản và quan hệ nhân thân

C:

Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

D:

Quan hệ lao động và quan hệ tài sản.

Đáp án: B

9.

Pháp luật có vai trò như thế nào với công dân?

A:

Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B:

Là phương tiện để công dân thực hiện nhu cầu của mình.

C:

Là phương tiện để công dân khiếu nại.

D:

Là phương tiện để bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

Đáp án: A

10.

Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử bởi 

A:

dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo

B:

thu nhập, tuổi tác, địa vị.

C:

dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội

D:

Dân tộc, độ tuổi, giới tính. 

Đáp án: C

11.

Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt anh A vì chở quá số người quy định.Cảnh sát giao thông đã:

A:

Áp dụng pháp luật

B:

Sử dụng pháp luật.

C:

Thi hành pháp luật.

D:

Tuân thủ pháp luật

Đáp án: A

12.

Đặc trưng của pháp luật là:

A:

Có tính quy phạm phổ biến.   

B:

Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C:

Tính xác định chặt chẽ về hình thức.  

D:

 Ý A, B, C

Đáp án: D

13.

Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến người đó chết thì:

A:

Vi phạm qui tắc đạo đức.  

B:

Vi phạm luật hình sự.

C:

Vi phạm luật hành chính.

D:

Vi phạm luật dân sự

Đáp án: B

Điều 102 Bộ Luật Hình Sự quy định về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có quy định về tội này phải có đầy đủ 2 điều kiện:

–   Hành vi: không cứu giúp mặc dù có điều kiện.

–   Hậu quả: dẫn đến chết người từ hành vi trên.

Nếu hành vi từ chối đưa người bị tai nạn đi cấp cứu vì có việc bận của ông A nếu thỏa 2 điều kiện trên sẽ cấu thành tội trên và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

14.

Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức:

A:

Sử dụng pháp luật  

B:

Thi hành pháp luật

C:

 Áp dụng pháp luật     

D:

Tuân thủ pháp luật.

Đáp án: D

15.

Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì:

A:

Các quy tắc pháp luật cũng là các quy tắc đạo đức.

B:

Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác.

C:

Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

D:

Cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.

Đáp án: C