Tổng hợp 50 câu trắc nghiệm: Pháp luật và đời sống

1.

Một trong những đặc điểm để phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức:

A:

Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.

B:

Pháp luật có tính quyền lực.

C:

Pháp luật có tính bắt buộc chung, tính quy phạm.

D:

Pháp luật có tính quy phạm.

Đáp án: A

2.

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:

A:

Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

B:

Quan hệ tải sản và quan hệ nhân thân

C:

Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

D:

Quan hệ lao động và quan hệ tài sản.

Đáp án: B

3.

Pháp luật mang bản chất giai cấp vì:

A:

Pháp luật thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động

B:

Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội

C:

Pháp luật là những qui tắc chung, được áp dụng ở nhiều nơi, cho tất cả mọi người trong xã hội

D:

Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.

Đáp án: D

4.

Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì:

A:

Các quy tắc pháp luật cũng là các quy tắc đạo đức.

B:

Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác.

C:

Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

D:

Cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.

Đáp án: C

5.

Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:

A:

 Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

B:

Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

C:

Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

D:

Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

Đáp án: B

6.

Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:

A:

Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).

B:

Quy định các bổn phận của công dân.

C:

Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.

D:

Quy định các hành vi không được làm.

Đáp án: A

7.

Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: B

8.

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành

A:

phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện

B:

phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện

C:

mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung

D:

thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí

Đáp án: C

9.

Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm là

A:

sử dụng pháp luật.    

B:

thi hành pháp luật

C:

tuân thủ pháp luật.     

D:

áp dụng pháp luật

Đáp án: C

10.

Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

A:

từ đủ 14 đến dưới 16.  

B:

từ 14 đến đủ 16

C:

từ đủ 16 đến dưới 18.  

D:

từ 16 đến đủ 18

Đáp án: A

11.

Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm

A:

giáo dục, răn đe, hành hạ

B:

kiềm chế những việc làm trái luật

C:

xử phạt hành chính

D:

phạt tù hoặc tử hình

Đáp án: B

12.

Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A:

quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế

B:

các quy tắc quản lí nhà nước

C:

các điều luật và các quan hệ hành chính

D:

quan hệ xã hội và quan hệ hành chính

Đáp án: B

13.

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở phương diện

A:

kinh tế, chính trị, xã hội 

B:

kinh tế, chính trị, tư tưởng

C:

kinh tế, văn hóa, xã hội.  

D:

kinh tế, chính trị, văn hóa

Đáp án: B

14.

“Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A:

Tính quy phạm phổ biến

B:

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

C:

Tính quyền lực, bắt buộc chung

D:

Tính ý chí và khách quan

Đáp án: A

15.

Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng

A:

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

B:

Tính quyền lực, bắt buộc chung

C:

Tính chủ quan, quy phạm phổ biến

D:

Tính ý chí

Đáp án: B