Đề Thi Thử THPT QG Môn Công Dân 2020 Liên Trường Nghệ An Lần 1

1.

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý:

A:

Quản lý XH           

B:

Quản lý công dân

C:

Bảo vệ giai cấp

D:

Bảo vệ các công dân

Đáp án: A

2.

Nhà nước dành nhiều nguồn vốn ODA đề thực hiện chính sách “ xóa đói giảm nghèo” ở các vùng dân tộc thiểu số là thể hiện bình đẳng về

A:

văn hóa.

B:

kinh tế.

C:

chính trị.

D:

giáo dục.

Đáp án: B

3.

Tòa án nhân dân tỉnh Q mở phiên tòa xét xử và kết án 15 năm tù đối với NguyễnVăn H về tội uống rượu say lái xe ô tô gây tai nạn làm chết người. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước

A:

trừng trị người phạm tội.

B:

quản lý công dân.

C:

quản lý xã hội.

D:

bảo vệ xã hội.

Đáp án: C

4.

Người đủ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng?

A:

Từ đủ 16 đến 18 tuổi.

B:

Từ đủ 12 đến 14 tuổi.

C:

Từ đủ 14 đến 16 tuổi.

D:

Từ đủ 10 đến 12 tuổi.

Đáp án: C

5.

Anh P là cán bộ ngân hàng thấy hai chị em bà K và bà G gửi nhiều tiền nên rủ anh T và anh S làm giả hồ sơ để chiếm đoạt. Sau khi hoàn tất một số chứng từ quan trọng anh T từ chối không lấy tiền và ra nước ngoài định cư. Anh S được bố mẹ động viên nên đến cơ quan công an đầu thú và giao nộp lại số tiền đã chiếm đoạt. Trong trường hợp này những ai sau đây sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lí?

A:

Bà K, bà G, anh T.

B:

Anh T, anh S.

C:

Bà K, bà G, anh S.

D:

Bà K, bà G.

Đáp án: C

6.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A:

Tính quy phạm phổ biến.

B:

Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

C:

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D:

Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Đáp án: A

7.

Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai người vẫn quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.Vậy trong trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng tôn giáo?

A:

Chị K và bố mẹ chị K.

B:

Gia đình anh H và anh D.

C:

Bố mẹ chị K và anh D.

D:

Chị K và anh H.

Đáp án: C

8.

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên nguyên tắc nào sau đây?

A:

dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

B:

tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

C:

chia sẻ, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau.

D:

công bằng, dân chủ, giúp đỡ lẫn nhau.

Đáp án: A

9.

Để quản lý xã hội có hiệu quả, nhà nước đã sử dụng phương tiện chủ yếu nào?

A:

Kế hoạch.

B:

Pháp luật.

C:

Đạo đức.

D:

Giáo dục.

Đáp án: B

10.

Một trong những nội dung về quyền bình đẳng trong kinh doanh là

A:

mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

B:

mọi công dân đều được quyền thành lập doanh nghiệp.

C:

mọi công dân đều có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.

D:

chỉ có công dân Việt Nam mới có được quyền tự do kinh doanh.

Đáp án: A

11.

Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm đến

A:

quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

B:

quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C:

quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.

D:

quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.

Đáp án: B

12.

Trường hợp tự tiện bắt, giam giữ người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây?

A:

Quyền bất khả xâm phạm đến thân thể của công dân.

B:

Quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở của công dân.

C:

Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng của công dân.

D:

Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Đáp án: A

13.

M và H được tuyển dụng vào công ty Q với điểm tuyển ngang nhau, nhưng chị L là kế toán trưởng công ty đã xếp M được hưởng lương cao hơn vì M tốt nghiệp ra trường trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại cho giám đốc nhưng giám đốc công ty cho rằng đó là chức năng của anh G trưởng phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai không vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ?

A:

Anh G và chị L.

B:

Giám đốc và anh G.

C:

Giám đốc và chị L.

D:

Chị L và H.

Đáp án: C

14.

Nghi ngờ B lấy trộm xe máy, anh A báo công an xã sự việc đó. Công an xã ngay lập tức bắt B lên trụ sở công an để tạm giam. Việc công an bắt B đã vi phạm quyền nào của công dân?

A:

Quyền bất khả xâm phạm về danh dự.

B:

Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe.

C:

Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.

D:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Đáp án: D

15.

Sau khi tốt nghiệp trường đại học xây dựng, anh H không xin vào làm việc ở cơ quan nhà nước mà vay tiền bố mẹ để làm thủ tục thành lập công ty tư vấn xây dựng. Trong trường hợp này anh H đã thực hiện nội dung nào trong kinh doanh ?

A:

Quyền được phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

B:

Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh đúng pháp luật.

C:

Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

D:

Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

Đáp án: D