Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD số 10

1.

Pháp luật mang đặc trưng nào dưới đây?

A:

Tính quy phạm phổ biến

B:

Tính cơ bản.

C:

Tính hình thức.

D:

Tính xã hội

Đáp án: A

2.

Cơ quan, tổ chức duy nhất nào có quyền ban hành và đảm bảo thực hiện pháp luật?

A:

Các cơ quan nhà nước

B:

Tỉnh thành

C:

Chính phủ

D:

Nhà nước

Đáp án: D

3.

Luật nào là luật cơ bản của Nhà nước?

A:

Luật kinh tế

B:

Luật chính trị

C:

Hiến pháp

D:

Luật đối ngoại

Đáp án: C

4.

Tại sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?

A:

Vì pháp luật là của một giai cấp xây dựng nên

B:

Vì pháp luật đại diện cho toàn bộ các giai cấp trong xã hội

C:

Vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội

D:

Vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện

Đáp án: D

5.

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?

A:

Từ con người

B:

Từ thực tiễn đời sống xã hội

C:

Từ các mối quan hệ xã hội

D:

Từ chuẩn mực xã hội

Đáp án: B

6.

Không có pháp luật, xã hội sẽ không?

A:

Dân chủ và hạnh phúc

B:

Trật tự và ổn định

C:

Hòa bình và dân chủ

D:

Sức mạnh và quyền lực

Đáp án: B

7.

Văn bản nào dưới đây không mang tính pháp luật?

A:

Hiến pháp

B:

Nội quy

C:

Nghị quyết

D:

Pháp lệnh

Đáp án: B

8.

Trong các quy tắc dưới đây, quy tắc nào là quy phạm pháp luật?

A:

Anh chị em trong gia đình phải yêu thương lẫn nhau.

B:

Giúp đỡ người già khi qua đường.

C:

Gặp đèn đỏ khi qua đường phải dừng lại.

D:

Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

Đáp án: C

9.

Người nào tuy có điểu kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:

A:

Vi phạm pháp luật hành chính.

B:

Vi phạm pháp luật hình sự.

C:

Vi phạm pháp luật dân sự.

D:

Vi phạm quy tắc đạo đức.

Đáp án: B

10.

Xã hội Việt Nam đã trải qua các chế độ xã hội nào dưới đây?

A:

Chủ nô, phong kiến, tư hữu, xã hội chủ nghĩa

B:

Phong kiến, chủ nô, tư sản, xã hội chủ nghĩa

C:

Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa

D:

Chiếm hữu nô lệ, chủ nô, tư bản, xã hội chủ nghĩa

Đáp án: B

11.

Em hãy cho biết, Hiến pháp nước ta được sửa đổi mới nhất vào năm nào?

A:

1992

B:

2000

C:

2013

D:

2015

Đáp án: C

12.

Trong các hành vi sau thì hành vi nào là không vi phạm pháp luật?

A:

Hai người chung sống với nhau mà không có đăng ký kết hôn và công nhận của Nhà nước.

B:

Cưỡng đoạt tài sản

C:

Đánh nhau gây thương tích

D:

Đánh bài không ăn tiền hay trao đổi hiện vật

Đáp án: D

13.

Trong các điều luật sau, điều luật nào không thể hiện quan niệm, chuẩn mực đạo đức trong đó?

A:

Con cái có bổn phận yêu quý kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ

B:

Nghiêm cấm chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước

C:

Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

D:

Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phẩn đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ

Đáp án: C

14.

Chị H và anh N yêu nhau được 3 năm và hai người tính chuyện kết hôn. Nhưng bố chị H lại có xích mích với gia đình nhà anh N từ lâu nên rất ghét và không muốn gả con cái cho anh N mà lại muốn gả cho anh B. Không những thế, bố chị N còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị H không nghe lời bố. Như vậy bố chị N đã vi phạm quyền gì?

A:

Quyền yêu đương tự do cá nhân

B:

Quyền cá nhân

C:

Quyền hôn nhân tự nguyện của công dân

D:

Quyền quyết định cá nhân

Đáp án: C